Technical SEO là gì? Yếu tố cốt lõi đưa chiến dịch SEO thành công

Technical SEO là phần quan trọng trong quá trình thực hiện SEO, kết hợp cùng SEO Onpage và SEO Offpage để đạt được hiệu quả tốt nhất cho website. Hôm nay Blitz sẽ giới thiệu cho bạn kỹ thuật SEO là gì và đâu là những kỹ thuật quan trọng nhất giúp website thành công.

1. Giới thiệu

1.1. Technical SEO là gì?

Technical SEO (kỹ thuật SEO) là quá trình tối ưu hóa website nhằm mục đích cải thiện thứ hạng trang web thông qua các yêu cầu kỹ thuật. Technical SEO bao gồm các yếu tố quan trọng như crawl, index, render và cấu trúc website,…

Technical SEO là gì
Technical SEO là gì?

1.2. Tầm quan trọng của Technical SEO 

Google luôn quan tâm và tìm kiếm các trang web có nội dung hữu ích, phù hợp với insight người dùng. Vì vậy nội dung cần phải hấp dẫn, đúng intent người dùng, tối ưu hóa các yếu tố kỹ thuật để Bot chat đánh giá trang web, thu thập dữ liệu.

Technical SEO hiệu quả sẽ mang lại nhiều lợi ích:

Cải thiện tốc độ tải trang: Thời gian load ảnh hưởng đến sự đánh giá của công cụ tìm kiếm khi sử dụng plugin như WP Rocket, SEO hình ảnh, video,…

Điều hướng công cụ tìm kiếm: SEO sử dụng kỹ thuật sơ đồ XML tìm kiếm dữ liệu dễ dàng. Khi Bot chat hiểu rõ cấu trúc trang web, chúng có khả năng lập chỉ mục, xếp hạng trang web trên top tìm kiếm..

Tăng độ bảo mật website: Độ an toàn thông tin người dùng luôn được google ưu tiên và là một yếu tố quan trọng khi website đã triển khai chứng chỉ SSL. 

Cải thiện khả năng tương thích:  Website cần được tối ưu phần kỹ thuật sẽ giải quyết tốt khả năng tương thích của website trên nhiều loại thiết bị như PC, laptop, điện thoại thông minh, tablet,…

Tăng lượng traffic tự nhiên cho web: Technical SEO là phương pháp tối ưu hóa website giúp tăng lượt truy cập đến trang web thông qua các thao tác tìm kiếm.

2. Những yếu tố Technical SEO cần thiết trong mọi chiến dịch SEO

2.1. Tên miền và thuộc tính tên miền

Technical SEO là gì

Bạn cần tối ưu hóa tên miền cho website của bạn. Ví dụ giữa hai hình thức https://blitz.vn và https://www.blitz.vn sẽ khác nhau ở chỗ có thuộc tính www hay không. 

Vì vậy bạn cần cần tối ưu kỹ thuật redirect 301 để đưa về một định dạng nhất quán. Nếu không Google sẽ coi là hai đường dẫn khác nhau và xem là trùng lặp, từ đó đánh giá thấp trang web của bạn.

2.2. Robots.txt

Technical SEO là gì

Một số tệp ảnh và nguồn cụ thể không được hiển thị khi Google crawl dữ liệu qua trang web. Các tệp Robots.txt đóng vai trò quan trọng, quyết định liệu Bots có được phép thu thập dữ liệu hay không.

Để tối ưu hóa tệp Robots.txt, đảm bảo rằng bạn đã cấu hình nó để kiểm soát việc cho phép hoặc giới hạn mức độ thu thập dữ liệu. Sử dụng ngôn ngữ chuyên môn trong tệp này để quyết định quyền truy cập của Bots.

2.3. Cấu trúc đường dẫn tĩnh URL

Technical SEO là gì

Đường dẫn tĩnh URL (permanent link structure) cần phải thân thiện với SEO, có nhiều định dạng khác nhau bạn có thể tham khảo như:

  • URL sử dụng chữ thường (lowercase characters)
  • Các chữ cách bởi dấu (-)
  • URL không nên dùng dấu, các ký tự đặc biệt
  • URL ngắn nhất có thể
  • Sử dụng từ khóa chính (không nhồi nhét),…

2.4. Cấu trúc trang web 

Technical SEO là gì
Cấu trúc Silo

Bạn cần tối ưu hóa trang web để tăng chuyển đổi, điều hướng và cấu trúc trang web theo một sơ đồ chuẩn mực. Hậu quả của điều này là gây tổn hại cho quá trình SEO của trang web.

Để đạt hiệu suất tối ưu, trang web cần được xây dựng dựa trên một sơ đồ cấu trúc với phân nhóm và phân tầng cụ thể. Mô hình Silo hoặc Content Topic Cluster là những phương pháp có thể áp dụng để định dạng trang web.

Việc tổ chức trang web này sẽ khuyến khích người dùng tương tác nhiều hơn, dẫn đến thời gian duyệt trang kéo dài, và xem nhiều nội dung hơn. Điều này cung cấp các tín hiệu người dùng quan trọng, đó là yếu tố quan trọng trong chiến lược SEO.

2.5. Breadcrumb

Technical SEO là gì

Breadcrumb được coi là một yếu tố quan trọng trong SEO do chúng nhận được sự khuyến khích đặc biệt từ Google.

Breadcrumb có hai mục đích chính:

  • Hỗ trợ Người Dùng Điều Hướng: Breadcrumb giúp người dùng dễ dàng điều hướng giữa các trang landing trên website mà không cần sử dụng nút quay lại trong trình duyệt.
  • Cung Cấp Gợi Ý cho Công Cụ Tìm Kiếm: Breadcrumb cung cấp một gợi ý thêm cho các công cụ tìm kiếm về cấu trúc tổ chức của trang web, giúp cải thiện hiểu biết và đánh giá của chúng về nội dung trang web.

2.6. Đánh dấu dữ liệu có cấu trúc (Schema markup)

Technical SEO là gì

Đây là một phần quan trọng trong Technical SEO giúp google thu thập dữ liệu và hiểu được ngữ cảnh của trang web đó. Cấu trúc dữ liệu đó phải liên quan đến nội dung trang web và bạn phải thêm mã vào trang web theo đúng cấu trúc scheme.

2.7. Thẻ Canonical

Thẻ Canonical là biện pháp để phân trang khi trang có những nội dung tương tự, để google biết được, xem xét khi lập các chỉ mục. Cũng giúp trang web tránh trường hợp trang web bị google phạt do trùng lặp nội dung, không xuất hiện trên thứ hạng tìm kiếm.

2.8. Canonical URL

Các trang bị trùng lặp nội dung sẽ không được thêm index tag hoặc thay thế duplicate content bằng nội dung duy nhất. Trong trường hợp đó, bạn có thể dùng canonical URL để tạo sự khác biệt giữa các page. 

2.8. Trang 404

Technical SEO là gì

Đây là trang web lỗi khi không thể truy cập URL. Nguyên nhân do trang web bị xóa, nhập sai URL. Việc tối ưu hóa trang 404 không có nhưng cần lưu ý các điểm sao:

  • Có thể điều hướng từ trang web khác 
  • Sử dụng từ ngữ thân thiện người dùng
  • Có nhiều sự lựa chọn cho người dùng
  • Đảm bảo cấu trúc menu, header, footer như tiêu chuẩn

2.9. Sitemap.xml

Technical SEO là gì

Sitemap giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ trang web khi thu thập thông tin. Sitemap.xml là một tệp liệt kê các trang đang có trên website.

Bạn nên đảm bảo rằng được cập nhật tự động khi vừa được đăng tải hay cập nhật lại. Sitemap chứa các trang quan trọng cho website, không chứa trong các trang thẻ sơ đồ của trang web, trang tác giả hoặc các trang không có nội dung gốc.

2.10. Https với SSL

Technical SEO là gì

Bảo mật và HTTPS trở thành một tín hiệu quan trọng trong xếp hạng và xây dựng niềm tin người dùng.

Khi triển khai SSL trên máy chủ, điều này thể hiện rằng mọi thông tin được truyền giữa trang web và máy chủ ( tên người dùng, thông tin cá nhân, mật khẩu, v.v.) đều được mã hóa và an toàn. SSL cần được triển khai trên bất kỳ trang web nào.

Bạn cầu kích hoạt SSL nếu chưa cài đặt SSL trên tài khoản. Sau đó,  tuân thủ quy trình chuyển đổi để kích hoạt SSL trên trang web để không ảnh hưởng đến thứ hạng của bạn. Hãy thực hiện cẩn thận để đảm bảo tính an toàn và ổn định cho trang web.

2.11. Tốc độ tải trang (Pagespeed)

Technical SEO là gì

Google đang ưu tiên những trang web có tốc độ trang nhanh hơn. Các yếu tố bạn cần chú ý để cải thiện tốc độ tải trang: 

  • Nâng cấp máy chủ với hệ điều hành 64 bit
  • Tối ưu kích thước ảnh. Https://shortpixel.com/ có thể giúp bạn tối ưu nhưng không làm giảm chất lượng ảnh.
  • Công cụ để giúp bạn làm điều này mà không làm giảm chất lượng như giảm thiểu việc sử dụng plugin
  • Thu nhỏ các tệp CSS và JS 
  • Làm gọn code HTML(tiny-code)
  • Nên sử dụng bộ nhớ cache 
  • Nén các file tài nguyên của ứng dụng web như image, html, css, js,…
  • Tránh thêm quá nhiều tập lệnh vào <head> của trang web 
  • Sử dụng tải javascript

2.12. Thân thiện mobile

Google ưu tiên cao trong việc thu thập thông tin, lập chỉ mục trang web thông qua trải nghiệm người dùng trên thiết bị mobile. Đây là là một trong những yếu tố để trang web đạt được thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, các trang web chuyên nghiệp đôi khi cũng gặp vấn đề khi người dùng truy cập từ thiết bị mobile.

Google Search Console có thể giúp bạn kiểm tra và cải thiện tính thân thiện với thiết bị di động. Sau đó báo cáo các lỗi và vấn đề chưa được tối ưu hóa trên trang web:

  • Nội dung trên trang web di động và máy tính bàn phải đồng bộ.
  • Tốc độ tải trang trên web di động chưa đầy 6 giây (trên 3G).
  • Tránh sử dụng cửa sổ bật lên trên thiết bị di động
  • Một trang web AMP không thay thế nhu cầu có một trang web di động nhanh.

2.13. AMP

Technical SEO là gì

AMP, viết tắt của Accelerated Mobile Pages, là một khái niệm mới được Google giới thiệu nhằm tối ưu hóa tốc độ của trang web trên thiết bị di động.

Đơn giản mà nói, có thể tạo ra một phiên bản rút gọn của HTML thông thường việc sử dụng AMP bằng AMP HTML.

Các trang AMP được lưu trữ và phục vụ cho người dùng thông qua bộ đệm đặc biệt của Google, giúp chúng tải nhanh hơn, gần như ngay lập tức so với các trang thông thường thân thiện với thiết bị di động.

Việc truy cập các trang AMP thường được thực hiện thông qua kết quả tìm kiếm trên Google Mobile hoặc qua các nhà cung cấp AMP khác như Twitter

2.14. Cấu hình webmaster tools

Webmaster tools trở thành một công cụ đắc lực cho việc quản trị website, tối ưu hóa trang web cho Technical SEO. Google Search Console là một công cụ miễn phí giúp bạn tối ưu hóa SEO Onpage và Offpage. Với công cụ này, bạn có thể kiểm tra các lỗi như robots.txt, lập chỉ mục, lỗi xảy ra trên trang,… và đưa ra phương pháp xử lý kịp thời.

2.15. Pagination: Phân trang

Technical SEO là gì

Phương pháp phân trang được áp dụng khi muốn chia nhỏ một trang dài thành các trang nhỏ hơn, đặc biệt là khi sử dụng trong các trang danh mục.

Để tránh tình trạng trùng lặp nội dung và để tổng hợp các liên kết cũng như xếp hạng trang vào trang chính của bạn một cách hiệu quả, hãy sử dụng các liên kết rel=next và rel=prev. Điều này giúp thông báo với các công cụ tìm kiếm rằng các trang tiếp theo là các trang liên tiếp của trang chính.

Khi Google phát hiện các liên kết rel=next và rel=prev trong mã nguồn trang, nó sẽ hiểu rằng đó là trang chính và sẽ sử dụng thông tin này để lập chỉ mục trang một cách hiệu quả.

Để biết cách thực hiện phân trang cho trang web của bạn một cách chính xác, bạn có thể tham khảo hướng dẫn chi tiết từ Seothetop.

2.16. Đánh dấu dữ liệu có cấu trúc(Data structured) và SEO

Technical SEO là gì

Data structured được google quan tâm để đánh giá tầm quan trọng của website trên thứ hạng tìm kiếm để hiểu  rõ ngữ cảnh của nội dung. Cấu trúc phải liên quan đến nội dung của trang web, nhưng đâu cũng là một phần trong Technical SEO, bạn cần thêm mã vào trang web theo đúng cấu trúc mô tả của schema. 

Nó có thể giúp bạn cải thiện hiển thị danh sách của mình trên trang kết quả tìm kiếm (SERPS) thông qua việc sử dụng các đoạn trích nổi bật, các thực thể trong Knowledge Graph, vv. Điều này có thể dẫn đến việc tăng tỷ lệ nhấp chuột (CTR) của bạn.

Có nhiều cách để sử dụng dữ liệu có cấu trúc để mô tả nội dung của bạn, trong đó những loại phổ biến nhất bao gồm Article (bài viết), Recipes (công thức nấu ăn), Events (sự kiện), Job posting (đăng việc), Local business (kinh doanh địa phương), và nhiều lựa chọn khác.

Xem thêm

SEO Onpage là gì? Xu hướng SEO onpage đưa website lên top

SEO Offpage là gì? Tầm quan trọng của SEO Offpage để tối ưu hóa thứ hạng tìm kiếm

Kết luận 

Bài viết trên Blitz đã chia sẻ cho bạn về Technical SEO và những kỹ thuật giúp chiến lược SEO thành công. Hy vọng bạn có thể bắt tay vào việc phát triển trang web và tối ưu chúng một cách hiệu quả nhất.