Muôn vẻ của nghề Graphic Design – Khó khăn sẽ gặp khi trở thành Graphic designer

Cũng tương tự như các lĩnh vực khác, ngành thiết kế đồ họa cũng có những cơ hội và kèm theo những khó khăn sẽ gặp khi trở thành Graphic Designer. Để biến những cơ hội chuyển biến thuận lợi hay khó khăn riêng thì còn tùy thuộc vào khả năng của từng designer. Bạn có bao giờ ấn tượng với những poster hoành tráng tại rạp phim hay những bao bì thiết kế bắt mắt gặp tại siêu thị? Quá trình tạo ra thành phẩm không hề đơn giản và đòi hỏi designer phải vượt qua nhiều yêu cầu và thử thách. Cùng BLITZ tìm hiểu về những khó khăn sẽ gặp khi trở thành Graphic Designer nhé. 

Khó khăn sẽ gặp khi trở thành Graphic Designer

Thiết kế đồ họa là gì và có những yêu cầu nào? 

Ngành thiết kế đồ họa là ngành chuyên tập trung vào việc sáng tạo ra các hình ảnh đồ họa hay các sản phẩm trực quan nhằm truyền đạt thông tin, ý tưởng về trải nghiệm thị giác cho người xem. 

Ngành thiết kế đồ họa yêu cầu bạn duy trì niềm đam mê và cái tôi nghệ sĩ để tạo ra được những ý tưởng độc đáo mà vẫn tuân thủ theo những yêu cầu từ tổ chức. 

Tố chất để học thiết kế đồ họa 

Để có thể vững bước và tiếp tục phát triển trên con đường sáng tạo và đầy thử thách thì việc bạn trao dồi các kiến thức và cũng như trang bị thêm một số tố chất nhất định của nhà thiết kế đồ họa là rất quan trọng. Dưới đây là 6 tố chất bạn cần có để học Thiết kế đồ họa: 

Sáng tạo

một Designer chuyên nghiệp sẽ sở hữu trí tưởng tượng cực kỳ phong phú và có khả năng áp dụng nó trong khâu tạo ra các sản phẩm độc đáo. Sự sáng tạo đôi khi không cần phải theo kịp xu hướng hay những trào lưu mới nhất. Trên thực tế nguồn cảm hứng có thể được tìm thấy ở mọi thứ xung quanh hay thậm chí từ chính bản thân mình. 

Nhạy bén với cái đẹp 

Đối với những ai trong ngành đồ họa thì cũng sẽ có tư duy nhạy bén hơn so với người khác. Nhờ vào sự nhạy bén này mà họ có cảm xúc nhiều hơn và tạo nên sự độc đáo trong việc biến tấu, vận dụng hình ảnh và màu sắc trong sản phẩm thiết kế. Sự nhạy cảm với màu sắc, thiên nhiên cũng như với cuộc sống xung quanh giúp học làm đa dạng hơn chất liệu sáng tạo, điều này là chìa khóa dẫn đến thành công của Designer. 

Giỏi giao tiếp 

Dù bạn làm về poster, thiết kế website, quảng cáo áp phích hay các ấn phẩm tờ rơi thì điều cần thiết là bạn phải có khả năng truyền tải đầy đủ và giúp khách hàng nắm được ý đồ nghệ thuật thông qua tác phẩm của mình. Do đó nếu có khả năng giao tiếp tốt bạn sẽ giúp cho sản phẩm làm ra có tính nhất quán với bản sắc thương hiệu. 

Ham học hỏi 

Thiết kế là một quá trình dài, nó đòi hỏi nhiều kỹ năng và kinh nghiệm hơn bạn nghĩ, không phải là thứ mà bạn có thể học hỏi trong vài tháng hay vài năm. Không chỉ cần học những điều có sẵn mà bạn phải trong tâm thế học hỏi những kỹ năng mới và cả những thay đổi sao cho hợp với nhu cầu thị trường. Không ngại thử thách bản thân để theo kịp với sự phát triển bạn mới tồn tại và phát triển trong ngành này. Giây phút bạn ngừng học hỏi thì bạn nên sẵn sàng đối mặt với những thất bại. 

Chấp nhận phê bình, chỉ trích 

Dù là trong bất cứ ngành nghề gì, bạn cũng nên hạ cái tôi xuống khi làm việc. Không phải ai cũng thích bản thiết kế của bạn, đây không đồng nghĩa với việc thiết kế của bạn tệ mà có thể là vì quan điểm thẩm mỹ của mỗi người khác nhau. Hãy học cách đón nhận lời chỉ trích và góp ý một cách nhẹ nhàng và tích cực, có như vậy tâm trạng bạn mới không bị ảnh hưởng và thấu hiểu mọi thứ tốt hơn. Một Designer giỏi và chuyên nghiệp là người biết chấp nhận các lời phê bình và hiểu rằng đó là một phần cần thiết trong quá trình học hỏi. 

Tính cầu toàn trong thiết kế 

Để tạo ra được những sản phẩm với thiết kế hấp dẫn, truyền đạt được thông điệp muốn hướng đến và kích thích được cảm xúc cho người xem, Designer cần có sự tỉ mỉ và cầu toàn trong từng thiết kế. Một sản phẩm chỉnh chu sẽ khiến khách hàng và đối tác hài lòng cũng như đánh giá sự nghiêm túc của bạn trong công việc. 

Cơ hội và khó khăn sẽ gặp khi trở thành Graphic Designer 

Khó khăn sẽ gặp khi trở thành Graphic Designer mà bạn cần quan tâm

Lợi ích khi theo đuổi ngành Graphic Design

Ngành Thiết kế đồ họa ở Việt Nam hiện tại cũng đã phát triển bằng các quốc gia khác. Thậm chí nó còn là một ngành “hot” thu hút được sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Vậy đâu là những cơ hội phát triển thu hút mọi người theo đuổi ngành này nhất? 

Học được cách sắp xếp thời gian sao cho hợp lý 

Ngành nghề này tuy không hề gò bó thời gian như những công việc văn phòng khác, nhưng người ta có câu: Phải làm chủ được thời gian thì mới có thể làm chủ được công việc. Do đó hầu hết các Graphic Designer đều học được những kỹ năng làm chủ thời gian để hoàn thành nhanh chóng và hoàn hảo những công việc được giao. 

Được làm việc tại các công ty đa quốc gia 

Thiết kế đồ họa đang nhận được sự tập chú ý lớn từ cả trong nước và quốc tế, đặc biệt là ở những công ty quốc tế. Do đó cơ hội được làm việc tại các công ty này không còn và vấn đề khó khăn nữa, tuy nhiên bạn cũng cần biết nắm bắt cơ hội và đáp ứng được những yêu cầu mà công ty đề ra. Được làm việc tại các công ty quốc tế bạn sẽ có mức lương trong mơ và ổn định, môi trường làm việc chuyên nghiệp và nhiều phúc lợi khác. 

Như đã nói ở trên để làm việc được trong môi trường này bạn cần nắm vững các kỹ năng cơ bản và các kỹ năng mềm khác như giao tiếp để có thể dễ dàng trao đổi thông tin với khách hàng. Để làm được điều này đòi hỏi bạn phải hiểu rõ về các nhu cầu của khách hàng để hoàn thiện sản phẩm. Đồng thời khả năng tiếng Anh cũng không thể thiếu khi làm việc tại các môi trường quốc tế. 

Thu nhập cao

Tuy có nhiều thách thức nhưng đổi lại bạn sẽ có được mức lương trong mơ và đặc biệt nó sẽ càng cao hơn khi bạn đạt đến một trình độ nhất định. Cơ hội tìm được việc làm với mức lương đáng cân nhắc khi vừa ra trường cũng là một cơ hội tốt cho những bạn sinh viên vẫn chưa có kinh nghiệm. 

Khó khăn sẽ gặp khi trở thành Graphic Designer 

Khó khăn sẽ gặp khi trở thành Graphic Designer

Nghe được những cơ hội phía trên chắc hẳn ai cũng hào hứng muốn trở thành Designer nhưng đôi khi sẽ có những khó khăn sẽ gặp khi trở thành Graphic Designer, bạn sẽ phải làm quen và tìm cách vượt qua nó. 

Liên tục cập nhật những kiến thức mới

Tính chất công việc của ngành này là làm việc trên máy tính, nên việc bạn cập nhật và học hỏi kiến thức về sử dụng phần mềm đồ họa là một điều không thể tránh. Học phải luôn cập nhật các xu hướng thịnh hành nhất để đáp ứng được yêu cầu khách hàng và nâng cấp thiết kế mỗi ngày. 

Yêu cầu khách hàng khắt khe 

Thiết kế đồ họa cũng là một ngành dịch vụ, việc phải làm việc trực tiếp và sửa thiết kế theo yêu cầu khách hàng là một việc không thể tránh được. Đa số những người làm trong ngành này đều phải tăng ca để hoàn thành các dự án và sản phẩm cho khách đúng hạn. Điều này có thể dẫn đến việc mất ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Đôi khi bạn cũng sẽ gặp những khách hàng khó tính, họ sẽ có nhiều yêu cầu khác nhau, chỉnh sửa nhiều lần thậm chí là bắt bạn làm lại từ đầu nếu không vừa ý. Điều này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý và sức khỏe của bạn. 

Cạn kiệt ý tưởng

Bí ý tưởng là một tình trạng thường xuyên bắt gặp của các Designer

Nếu ý tưởng dễ dàng tìm kiếm như vậy thì ai cũng có thể trở thành Designer, do đó việc trở thành một Designer cũng không còn đặc biệt nữa. Ý tưởng cũng là một thứ bất chợt hiện hữu, có người 2 phút đã nghĩ ra được những ý tưởng độc đáo, có người cả tuần cũng không thể tìm kiếm được một ý tưởng cho thiết kế của mình, thế nên hiện tượng cạn kiệt ý tưởng cũng hay xảy ra đối với Designer. 

Ảnh hưởng dễ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Như đã nói ở trên đặc tính của ngành này làm việc thường xuyên với máy tính và luôn phải đáp ứng kịp thời các nhu cầu của khách hàng nên dẫn đến việc sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đầu tiên, nếu tiếp xúc với máy tính trong thời gian dài thị lực của bạn sẽ bị giảm dẫn đến các bệnh về mắt, việc ngồi làm việc lâu ngày cũng khiến cột sống bị tổn thương như đau cột sống, đau lưng. 

Có nên học thiết kế đồ họa 

Sau những mặt lợi và hại mà BLITZ đã liệt kê phía trên chắc hẳn nhiều bạn cũng đang phân vân và tự đặt ra câu hỏi “Liệu mình có nên học thiết kế đồ họa”. Bạn nên biết rằng dù bạn không chọn Thiết kế đồ họa mà theo đuổi bất kỳ ngành nào khác thì đều phải đối mặt với những khó khăn và thách thức khác nhau. Chủ yếu dựa vào ý chí và tài năng của bạn để thành công nên không có gì phải dừng lại việc theo đuổi ước mơ hay công việc yêu thích chỉ vì những khó khăn trong nghề cả. Khó khăn nào thì cũng có cách để vượt qua, BLITZ cũng sẽ đưa ra những cách vượt qua khó khăn trong quá trình bạn theo ngành, hi vọng những lời khuyên này sẽ có ích cho bạn.  

Phải làm gì để vượt qua những khó khăn ngành Thiết kế đồ họa

Trình tự phát triển nghề nghiệp

  • Học từ cơ bản đến nền tảng: Tìm hiểu các nguyên lý thiết kế, màu sắc, tỷ lệ, cấu trúc,… Hoặc bạn có thể chọn học các khóa học phần mềm online như Photoshop hay các công cụ thiết kế khác. 
  • Thực hành và xây dựng portfolio: Tạo được các dự án thiết kế cá nhân hoặc nhóm và xây dựng portfolio chuyên nghiệp thu hút nhà tuyển dụng. 
  • Đào sâu vào chuyên ngành: Khi đã học được các kỹ năng cơ bản và ứng dụng được trong thiết kế, bạn nên học sâu hơn về các lĩnh vực chuyên ngành khác như đồ họa vector, thiết kế UI/UX, 3D Graphics,… 
  • Học hỏi những kinh nghiệm thực tế: Cố gắng hợp tác trong những dự án thiết kế hoặc tốt hơn là thực tập ở những công ty thiết kế, bạn sẽ vừa tích lũy được kinh nghiệm vừa có được thu nhập cuộc sống. 
  • Cập nhật và theo đuổi các xu hướng mới: Ngành này luôn thay đổi và phát triển từng ngày nên đừng quên tra cứu trên mạng hoặc tham khảo thêm những nguồn xu hướng mới nhất nhé. 

Lời khuyên vượt qua những khó khăn 

  • Lập kế hoạch chi tiết cho bản thân: Hãy tạo động lực riêng cho bản thân bằng cách lập nên bảng kế hoạch chi tiết nhất và cố gắng hoàn thành mục tiêu đó. 
  • Cân nhắc năng lực tài chính: Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm hơn và dành đủ phần tiền để đăng ký những buổi học thêm ngoài giờ về những kiến thức cần bổ sung. Ngoài ra các công cụ chỉnh sửa ảnh cũng cần phải đăng ký nếu muốn sử dụng được tối đa các chức năng. 
  • Kết hợp giữa ý tưởng của bản thân và yêu cầu của tổ chức: Luôn đảm bảo rằng ý tưởng và sáng kiến của bạn luôn đi theo định hướng của doanh nghiệp mà bạn làm việc. 
  • Cố gắng tương tác tốt với khách hàng: Hãy kiên nhẫn lắng nghe phản hồi của khách hàng để làm hài lòng họ đồng thời lấy được niềm tin, thuyết phục và xác nhận với khách rõ ràng các thông tin để tránh phát sinh những rắc rối về sau. 
  • Thường cập nhật các nguồn tham khảo: Tham khảo tài liệu từ các nguồn như báo chí, bài viết, hình ảnh, video,… có liên quan đến chuyên ngành nhằm bắt kịp xu hướng thời đại và tìm ra ý tưởng sáng tạo cho các dự án sau này. 

Kết luận 

Bài viết đã chỉ ra rõ những ưu và nhược điểm của ngành Graphic Design cũng như đưa ra những lời khuyên chân thật và hữu ích nhất với những bạn đang có dự định bước chân vào con đường này. Bạn có thể đăng ký học tại các trường đại học, cao đẳng hay thậm chí là các khóa học online ngắn hạn trên mạng, còn nếu bạn tự tin mình có thể tự học được thì trên mạng vẫn có rất nhiều tài liệu tham khảo từ miễn phí đến trả phí cho bạn lựa chọn. Đừng chần chừ vì những khó khăn mà hãy suy nghĩ về những nỗ lực và cố gắng của mình được đền đáp khi bạn thực hiện điều bản thân mong muốn.