Mô hình kinh doanh và những thông tin cần biết

Tìm hiểu chi tiết về mô hình kinh doanh và những thông tin quan trọng liên quan là nội dung chính của bài viết hôm nay. Bạn đọc và giới doanh nghiệp quan tâm hãy cùng theo dõi.

Trong kinh doanh, điều làm nên thành công cho các công ty/doanh nghiệp không phải tiền mặt hay nhân tài mà là mô hình kinh doanh. Mô hình kinh doanh được xem như là kim chỉ nam của tất cả các công ty, doanh nghiệp. Nói như vậy để khẳng định chắc chắn rằng đây là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển của một doanh nghiệp. Sau đây là những thông tin cập nhật chi tiết về nhân tố này, bạn hãy cùng theo dõi để hiểu rõ hơn nhé.

1. Mô hình kinh doanh là gì?

Mô hình kinh doanh được hiểu một cách đơn giản chính là khuôn mẫu kinh doanh của một doanh nghiệp. Mô hình là cách bạn lên kế hoạch để kiếm tiền. Vì vậy dựa vào mô hình khuôn mẫu này công ty/doanh nghiệp kinh doanh tạo ra doanh thu, lợi nhuận khủng trong suốt quá trình doanh nghiệp hoạt động. Lợi nhuận là yếu tố quan trọng để duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Mô hình kinh doanh
Mô hình kinh doanh là gì?

Vì vậy mô hình kinh doanh chính là nhân tố giúp doanh nghiệp chắt lọc được những tiềm năng phát triển. Từ đó tạo một khuôn mẫu để kinh doanh thành công giúp doanh nghiệp dễ dàng vượt qua các thách thức khác nhau trên thương trường. Mô hình kinh doanh không phù hợp sẽ không mang về lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến doanh nghiệp nhanh chóng bị phá sản. Đây chính là lý do nói mô hình khuôn mẫu này là kim chỉ nam kinh doanh của các công ty/doanh nghiệp.

Mô hình kinh doanh ẩn chứa tất cả những đường đi nước bước được chủ doanh nghiệp đề ra để phát triển theo. Vì thế mô hình này mô tả chi tiết cách doanh nghiệp chào bán hàng hóa cho khách. Hay cách làm sao doanh nghiệp tìm đến và thiết lập các mối quan hệ mật thiết với khách hàng. Bên cạnh đó, mô hình này còn thể hiện rõ giá trị cốt lõi, tài nguyên chính, luồng doanh thu,….của doanh nghiệp. Dựa vào kế hoạch đã được định hướng, công ty sẽ hành động theo đó và đưa công ty phát triển ngày một lớn mạnh hơn.

2. Các thành phần chính tạo nên mô hình kinh doanh

Mô hình phát triển với mỗi công ty/doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng và cần thiết nên cần xây dựng chính xác, rõ ràng. Do đó trước khi tiến hành xây dựng mô hình kinh doanh, bạn cần xác định được các thành phần chính góp phần cấu thành một mô hình hoàn chỉnh là gì để truyền đạt, phát triển một cách chính xác nhất. Dưới đây là các thành phần được tìm thấy trong hầu hết các mô hình kinh doanh mà bạn nên nắm rõ.

Những thành phần có trong mô hình kinh doanh

Đối tác chính

Đối tác chính là một trong những thành phần quan trọng cần có trong mô hình phát triển và xây dựng doanh nghiệp. Bởi vì đây là những người cung cấp nguyên liệu, dịch vụ cho doanh nghiệp. Vì thế khi xây dựng mô hình kinh doanh thì việc lựa chọn đối tác chính cần phải đặt lên hàng đầu.

Như vậy khi triển khai mô hình phát triển sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo sản xuất, nguồn cung ổn định cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ. Chắc chắn với những đối tác và nhà cung cấp uy tín, chuyên nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp dễ dàng đạt được thành quả lớn lao trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Giá trị kinh doanh

Giá trị kinh doanh chính là lợi ích mà sản phẩm/dịch vụ mang đến cho khách hàng. Vì là mô hình phát triển doanh nghiệp nên giá trị kinh doanh là nhân tố không thể thiếu. Song để đạt được điều này, các doanh nghiệp cần xác định rõ ràng phân khúc khách hàng mục tiêu mà mình hướng đến. Chú trọng nâng cấp, cải tiến chất lượng dịch vụ nhằm mang đến lợi ích và giá trị cho khách hàng.

Xác định mức doanh thu

Thành phần tiếp theo luôn có trong các mô hình kinh doanh chính là mức doanh thu. Việc xác định mức doanh thu là việc làm cực kỳ quan trọng mà các doanh nghiệp cần được tính toán kỹ lưỡng. Các chủ doanh nghiệp có thể dựa vào tính đặc trưng của mô hình, các công thức để điều chỉnh và lựa chọn hướng đi, hướng phát triển, quy mô sao cho phù hợp nhất.

Mô hình kinh doanh tốt phải xác định rõ mức doanh thu

Tuyệt đối không nên đặt mức doanh thu mục tiêu quá cao. Bởi vì như vậy sẽ rất khó để đạt được và một khi không đạt được sẽ khiến nhân viên, chủ doanh nghiệp rơi vào trạng thái chán nản, không còn sự sáng tạo để đẩy mạnh kinh doanh.

Đánh giá cơ hội thị trường

Khi xây dựng mô hình phát triển doanh nghiệp thì yếu tố đánh giá thị trường không thể thiếu. Do đó các doanh nghiệp cần dành nhiều thời gian để phân tích thị trường cũng như phải xác định đường nguồn tiềm năng sản phẩm. Đây là việc là giúp các doanh nghiệp nắm bắt chính xác sản phẩm mình phát triển có khả năng đáp ứng được nhu cầu thị trường hay không? 

Từ đó lựa chọn sản phẩm ra mắt phù hợp với thị trường, đáp ứng nhu cầu mà người tiêu dùng cần. Một khi đạt được kết quả trong việc đánh giá cơ hội thị trường, doanh nghiệp sẽ dễ dàng lựa chọn được hướng đi có khả năng phát triển mạnh mẽ, bền vững hơn.

Đánh giá cạnh tranh thị trường

Đây cũng là thành phần luôn có trong mô hình phát triển doanh nghiệp. Thành phần này giúp doanh nghiệp xác định rõ ràng mức độ cạnh tranh của sản phẩm so với các thương hiệu khác trên thị trường cao hay thấp. Điều này giúp doanh nghiệp xây dựng được hướng đi phù hợp nhất khi kinh doanh. Việc xác định đối thủ cạnh tranh còn giúp doanh nghiệp tìm ra được giải pháp gỡ rối để đưa sản phẩm của mình vượt qua mọi đối thủ.

Một số thành phần khác

Ngoài những nhân tố quan trọng được chia sẻ ở trên, một mô hình phát triển doanh nghiệp còn có sự góp mặt của rất nhiều thành phần khác như:

  • Đánh giá lợi thế cạnh tranh
  • Xây dựng chiến lượng thị trường
  • Xây dựng cơ cấu tổ chức
  • Xây dựng đội ngũ nhân lực mạnh
  • Kênh bán hàng
  • ….
Mô hình kinh doanh gồm thành phần cơ cấu tổ chức

3. Vai trò của mô hình kinh doanh đối với công ty/doanh nghiệp

Đối với các công ty/doanh nghiệp, mô hình kinh doanh luôn được đánh giá quan trọng và cần thiết hơn so với nhân lực, tiền bạc. Vậy vai trò của mô hình phát triển này đối với công ty/doanh nghiệp kinh doanh hiện nay như thế nào? Câu trả lời là:

  • Mô hình phát triển kinh doanh giúp doanh nghiệp định hướng bước đi khi xâm nhập vào thị trường kinh doanh rộng lớn. Đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp khả năng đánh giá cơ hội, tiềm năng trên thị trường. Từ đó có mục tiêu xây dựng giá trị rõ ràng đưa doanh nghiệp ngày một phát triển hơn.
  • Mô hình phát triển kinh doanh giúp người quản lý nắm bắt các vấn đề liên quan đến thị trường, giá trị mang lại cho người tiêu dùng một cách nhanh chóng. Từ đó người quản lý sẽ dựa vào đó để cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ của mình sao cho trở nên phù hợp, đạt yêu cầu của khách hàng. Mô hình này còn hỗ trợ các nhà quản lý xây dựng giá trị thực của doanh nghiệp hướng đến khách hàng một cách chuẩn xác nhất.
  • Mô hình phát triển kinh doanh được xây dựng giúp người quản lý, nhân viên và nội bộ trong doanh nghiệp/công ty hoạt động đồng bộ theo một thể thống nhất. Tất cả mọi người sẽ phải chịu trách nhiệm với các hoạt động, thời gian và mục tiêu đã đề ra. Mặt khác các nhân viên, lãnh đạo công ty phải có trách nhiệm với kết quả đạt được.
  • ….
Vai trò của mô hình kinh doanh

4. Kết luận

Xây dựng mô hình kinh doanh cho doanh nghiệp là việc làm quan trọng giúp doanh nghiệp có được chiến lược kinh doanh phù hợp, có hướng phát triển đúng đắn. Hy vọng sau khi tham khảo những thông tin cập nhật về mô hình phát triển doanh nghiệp trong bài viết trên đây bạn sẽ bỏ túi được nhiều kiến thức hay. Chắc chắn đây sẽ là tài liệu quan trọng giúp quá trình xây dựng doanh nghiệp của bạn đạt được kết quả như mong đợi.