Lập kế hoạch Marketing cần có những nội dung gì? Liệu phương án triển khai như thế nào mới hiệu quả? Chi tiết sẽ được phân tích và làm sáng tỏ ngay bài viết sau.
Có thể nhận định rằng dù là doanh nghiệp mới thành lập hay đã có chỗ đứng trên thị trường việc lập kế hoạch Marketing luôn là điều cần được thực hiện chỉnh chu. Bởi lẽ đây chính là công cụ quan trọng và là chìa khóa vàng cho thành công. Tuy nhiên làm cách nào để lên được một kế hoạch Marketing đạt chuẩn? Đáp án sẽ được phân tích kỹ càng ngay sau đây bạn hãy nhanh note vào sổ tay cho mình.
1. Tầm quan trọng khi doanh nghiệp lập kế hoạch Marketing
Nhiều người thường nghĩ rằng lập kế hoạch Marketing thường mất thời gian mà không mang đến hiệu quả gì. Thậm chí nhiều người còn cho rằng chỉ cần xử lý các vấn đề hiện tại của doanh nghiệp là có thể gia tăng doanh số hàng ngày. Tuy nhiên thực tế đây là những quan điểm hoàn toàn sai lầm. Việc lên kế hoạch Marketing thực sự quan trọng và cần thiết. Bởi lẽ:
- Giúp xác định được đâu là nội dung chính và đâu là những việc cần làm để việc vận hành Marketing đúng hướng.
- Giúp xác định được thị trường mục tiêu và hiểu cách làm sản phẩm/dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng
- Giúp xác định được đối thủ cạnh tranh, dễ dàng phân tích điểm mạnh, điểm yếu đối thủ để tối ưu hiệu quả thực hiện.
- Là cơ sở để thực hiện, điều khiển, kiểm soát quá trình tối ưu hiệu quả Marketing diễn ra theo như dự kiến.
- Giúp chủ động trong các hoạt động mục tiêu tương lai. Ví dụ như kế hoạch Marketing sản phẩm mới, Marketing thương hiệu, Marketing cho từng đoạn thị trường,…
- Giúp mọi người trong công ty hạnh động đúng một định hướng của những nỗ lực Marketing
- Giúp doanh nghiệp dễ dàng thu được hiệu quả, giảm thiểu những tổn thất về chi phí.
- Giúp tiếp cận được nguồn khách hàng mới dễ dàng nhất
- …
Để có thể xây dựng một bản kế hoạch Marketing hiệu quả cần tiêu tốn thời gian, ngân sách doanh nghiệp rất nhiều. Thế nhưng nó là cả một quá trình có giá trị góp phần lớn cho thành công kinh doanh.
2. Nội dung chi tiết trong kế hoạch Marketing
Một bản kế hoạch Marketing hiệu quả cần phải tuân thủ và có đầy đủ các nội dung thiết yếu. Tùy vào từng doanh nghiệp những nội dung tích hợp sẽ có sự thay đổi khác nhau. Tuy nhiên bất di bất dịch khi lập kế hoạch Marketing cần phải có:
Tóm tắt dự án
Bạn hãy cung cấp thông tin đầy đủ tổng quan nhất và nổi bật nhất của kế hoạch Marketing triển khai. Một khi tóm tắt bạn chỉ cần trình bày một cách ngắn gọn, súc tích những ý tưởng để các nhà quản trị hiểu được vấn đề. Chỉ một khi bước này thành công thì mới có thể triển khai được bản kế hoạch Marketing hiệu quả. Bởi lẽ phần tóm tắt quyết định xem bản kế hoạch có đi đúng hướng và liệu truyền thông có thành công hay không.
Trong đó khi tóm tắt dự án bạn có thể thực hiện đạt chuẩn nếu trả lời theo các câu hỏi sau:
- Khách hàng mục tiêu hướng tới là ai?
- Sản phẩm tập trung Marketing là gì?
- Liệu nên kết nối đối tác nào để thành công?
- Làm thế nào để công ty nổi bật hơn, đem về lợi nhuận tốt hơn
- Giải pháp đưa ra là gì?
- Tại sao khách hàng nên sử dụng sản phẩm?
Tuyên bố sứ mệnh
Lời tuyên bố sứ mệnh không cần phải dài dòng, lôi thôi. Bạn chỉ cần trình bày sao cho súc tích, quyền lực và ngắn gọn nhất. Tuyên bố sứ mệnh gồm cả tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi cũng như mục tiêu kinh doanh.
Tình hình Marketing hiện tại
Một khi lập kế hoạch Marketing bạn cần chú ý phân tích tình hình Marketing hiện tại. Trong đó có 5 vấn đề chính bạn cần phải làm rõ là:
- Thị trường: Bạn cần đưa ra các dữ liệu thông tin về quy mô, nhận thức tâm lý người dùng, mức độ tăng trưởng, khuynh hướng mua hàng.
- Sản phẩm: Đưa ra các thông tin liên quan tới chi phí, mức đóng góp, mức bán, doanh thu và lợi nhuận.
- Cạnh tranh: Bạn cần tìm hiểu cách thức, quy mô tiếp thị của các đối thủ cạnh tranh cùng sản phẩm để có chiến lược cạnh tranh thành công. Mục tiêu giúp đảm bảo sản phẩm công ty bạn giành thắng lợi trong chiến lược tiêu thu.
- Phân phối: Xác định quy mô phân phối sản phẩm ra thị trường. Cụ thể là mức độ phổ biến, mạng lưới tiêu thụ, kênh phân phối.
- Môi trường vĩ mô: Bao gồm các thông tin liên quan đến kinh tế, mạng lưới công nghệ, chính trị, dân cư,…các yếu tố tác động đến tiêu thụ sản phẩm.
Phân tích cơ hội và vấn đề
Giai đoạn này chiếm vai trò then chốt trong việc lập kế hoạch Marketing cho doanh nghiệp, công ty. Bởi lẽ một khi nhìn vào kết quả phân tích các nhà quản trị Marketing có thể định hướng phương thức và lường trước được kết quả. Do đó khi nghiên cứu, phân tích phải đảm bảo độ chính xác cao. Cụ thể là:
- Phân tích cơ hội/thử thách: Nhận định rõ ràng về cơ hội và thách thức đến tương lai sản phẩm.
- Phân tích điểm mạnh/yếu: Chỉ rõ các điểm mạnh, điểm yếu để đưa ra chiến lược và giải pháp kịp thời.
- Phân tích vấn đề: Đưa ra vấn đề cần giải quyết trong kế hoạch.
Mục tiêu
Với bất kỳ chiến lược nào cũng đều cần có mục tiêu triển khai. Và tất nhiên Marketing cũng thế. Trong bản kế hoạch nên đề cập đến các mục tiêu như:
- Xác định và đưa phương pháp đáp ứng khách hàng
- Rút ngắn khoảng cách với mục tiêu chung đặt ra
- Giúp thành viên trong team hoạt động đúng hướng
- Xác định được vị trí doanh nghiệp trong tương lai một khi áp dụng kế hoạch Marketing cụ thể
- Đưa ra dự toán về chi phí và lợi nhuận khi đầu tư vào Marketing
Chiến lược marketing
Dựa vào các dữ liệu phân tích trên bạn hãy đưa ra chiến lược Marketing cụ thể, có lộ trình nhất định. Một khi trình bày phải có trình tự, logic. Các chiến lược triển khai phải đảm bảo tốt nhất để mang tới cơ hội thành công.
Chương trình hành động
Cụ thể là bạn hãy vạch ra chương trình hoạt động khi lập kế hoạch Marketing. Bạn cần đi tìm câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi như:
- Phải triển khai công việc gì?
- Khi nào thực hiện?
- Ai là người thực hiện?
- Chi phí dự tính thế nào?
Dự tính lỗ lãi
Dự tính ngân sách và quản lý rủi ro là các bước quan trọng không chỉ ở kế hoạch quảng bá Marketing mà bất kỳ dự án nào cũng thế. Lý do là vì đây được xem như căn cứ xác định liệu có phải là bước đi quá nguy hiểm hay không? Nếu không thành công liệu doanh nghiệp phải đối đầu với khó khăn nào? Hơn nữa việc dự tính chi phí lỗ lãi còn là cơ sở để quá trình thực hiện chiến lược Marketing được chu toàn.
Kiểm soát
Kế hoạch Marketing thành công chỉ khi có sự góp sức của tất cả đội ngũ thực hiện. Trong đó những người chịu trách nhiệm kiểm soát sẽ đảm nhận vai trò đốc thúc đội ngũ nhân viên tha gia, tập trung cho kế hoạch. Đây chính là hình thức giám sát, kiểm tra để kế hoạch tuân thủ đúng hướng và hạn chế sai phạm.
3. Cách lập kế hoạch Marketing đạt chuẩn
Lý thuyết là vậy nhưng để lập kế hoạch Marketing sao cho đạt chuẩn không phải ai cũng làm được. Vậy nên để bắt đầu thực hiện bạn cần tuân thủ đúng các bước cơ bản được gợi ý dưới đây:
- Bước 1: Thực hiện phân tích thị trường và các đối thủ cạnh tranh. Đây sẽ là bước đi giúp doanh nghiệp đưa ra chiến lược Marketing đúng đắn và tránh được các sai phạm xảy ra.
- Bước 2: Xác định chân dung khách hàng. Bạn có đánh gí qua 5 yếu tố như đối tượng là ai, yếu tố định tính, định lượng, nhu cầu thực tế,..
- Bước 3: Xây dựng thông điệp ấn tượng tiếp cận khách hàng tiềm năng. Các thông điệp cần chú ý tới những vấn đề như tính tiện lợi, điểm đặc biệt và lợi ích khi sử dụng. Thông điệp đưa ra cần ngắn gọn, không nên quá dài dòng.
- Bước 4: Sau đó bạn chỉ cần lựa chọn kênh truyền thông phù hợp để triển khai. Ví dụ như:
- Đối với khách hàng là nhân viên văn phòng sử dụng kênh truyền thông Email
- Đối với khách hàng là người lớn tuổi, nội trợ điện thoại sẽ là kênh hữu ích
- Ngoài ra có thể sử dụng mạng xã hội đối với các khách hàng là giới trẻ
- Bước 6: Xác định rõ ràng ngân sách truyền thông. Bạn cần làm rõ các mức chi phí, tối ưu trước khi hoạch định ngân sách Marketing.
- Bước 7: Cuối cùng là bước đánh giá sự thành công của kế hoạch Marketing và báo cáo kết quả.
4. Những lưu ý quan trọng khi lập kế hoạch Marketing
Ngoài ra bạn cũng nên bỏ túi thêm cho mình một số lưu ý quan trọng dưới đây để tối ưu việc lập kế hoạch Marketing. Cụ thể là:
- Đảm bảo bộ máy nhân viên và quản trị phải có tiếng nó chung khi thực hiện
- Đừng nhầm lẫn giữa chiến lược và chiến thuật
- Chiến lược Marketing đòi hỏi yếu tố con người rất lớn. Vậy nên khi triển khai tuyệt đối không nên để thiếu nguồn lực.
- Thói quen và hành vi khách hàng thay đổi liên tục theo từng thời gian. Do đó bạn cần lập thêm kế hoạch B để đáp ứng sự thay đổi ấy.
- Marketing là để định hướng mục tiêu tương lai. Vì thế bạn hãy loại bỏ những kỳ vọng không thực tế vì nó sẽ làm bạn hoang tưởng.
- …
Vậy mong rằng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn bỏ túi được cho mình kinh nghiệm hữu ích khi có nhu cầu lập kế hoạch Marketing. Ngoài ra nếu bạn còn bất kỳ điều gì thắc mắc hay cần giải đáp thêm hãy liên hệ để được tư vấn cụ thể.