Thiết kế đồ họa là một ngành nghề có tính đặc thù công việc và đòi hỏi người theo học phải có những kỹ năng và tố chất riêng. Do nhu cầu tuyển dụng cao và cũng là công việc được nhiều bạn trẻ quan tâm nên cạnh tranh trong nghề đặc biệt cao. Bạn phải nắm rõ được những kỹ năng chuyên môn cần thiết cho Designer thì mới có cơ hội phát triển và thành công trong ngành. Hãy cùng BLITZ tìm hiểu và phân tích những kỹ năng đó là gì nhé.
Ưu và nhược điểm của công việc Designer
Ưu điểm của ngành Design
Như đã biết thì khi bắt đầu ngành này thì bạn nên nắm rõ những ưu và nhược điểm của nó để hiểu hơn cũng như khám phá và rèn luyện cho bản thân những kỹ năng có thể phát huy được hết các ưu điểm cũng như khắc phục được các nhược điểm của ngành. Đối với ưu điểm thì quả thật vô số kể vì Graphic Design đang lớn mạnh theo từng ngày, một trong những ưu điểm đáng kể nhất gồm:
- Sáng tạo và thẩm mỹ: Ngành thiết kế tất nhiên sẽ đòi hỏi bạn có sự sáng tạo vô bờ bến và một gu thẩm mỹ mới lạ cuốn hút để có thể tạo ra những thiết kế khiến khách hàng hài lòng và gây ấn tượng mạnh với người xem.
- Cơ hội nghề nghiệp: Ngành thiết kế là một ngành hỗ trợ cho nhiều lĩnh vực khác nhau từ đồ họa cho đến thiết kế trang web nên bạn không cần phải lo lắng về vấn đề thất nghiệp nếu bạn trang bị đầy đủ kỹ năng cứng và mềm.
- Phát triển trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật số: Sự phát triển công nghệ đã mở ra một tương lai mới cho ngành Thiết kế đồ họa. Designer có thể ứng dụng các công cụ và phần mềm cải tiến để tạo ra những sản phẩm chất lượng theo đúng nhu cầu thị trường.
- Tạo nên dấu ấn riêng: Công việc này sẽ giúp Designer có cơ hội được thử sức sáng tạo ra hình ảnh, logo và nhiều yếu tố khác giúp nhận diện thương hiệu và doanh nghiệp. Nó có thể sẽ gắn bó với doanh nghiệp trong một khoảng thời gian dài.
- Được làm việc tự do và thời gian linh hoạt: Một số Designer sẽ có thể thoải mái làm việc ở nhà mà không cần phải đến công ty làm việc mỗi ngày. Điều này cũng giúp họ dễ quản lý thời gian hơn và cũng chủ động sắp xếp được lịch trình làm việc.
Nhược điểm của ngành Design:
Đã có ưu điểm thì tất nhiên không thể nào không nhắc đến những nhược điểm mà bạn phải gặp khi chọn ngành này:
- Cạnh tranh cao: Do số lượng người theo đuổi ngành thiết kế đang ngày càng tăng cao dẫn đến những ý tưởng sáng tạo cũng sẽ canh tranh gay gắt hơn nữa.
- Áp lực về thời gian: Việc designer bị khách hàng yêu cầu đáp ứng thiết kế trước thời gian cụ thể là một việc không hiếm gặp. Thậm chí trong quá trình làm việc bạn cũng gặp phải những câu hỏi về tiến độ công việc, thời hạn hoàn thành,…
- Bị phụ thuộc vào công nghệ và phần mềm: Để có thể cho ra những bản thiết kế hiện đại hợp với nhu cầu hiện nay thì đa số những project của Designer luôn phải nhờ đến sự trợ giúp của máy tính cũng như các công cụ hỗ trợ hiện đại. Nó sẽ vô tình tạo nên “sợi dây vô hình” ràng buộc bạn và đòi hỏi bạn phải theo kịp tiến độ phát triển của chúng.
- Khả năng tiếp thu ý kiến và phản hồi khách hàng: Designer sẽ phải thường làm việc dựa trên những ý kiến sửa đổi từ khách hàng nên đôi khi sẽ gây ra những tranh cãi không đáng có.
- Tầm quan trọng của việc đầu tư và học hỏi liên tục: Ngành này luôn nằm top trong những ngành phát triển mạnh mỗi năm và từng ngày luôn có những kiến thức mới ra đời đòi hỏi các nhà thiết kế phải liên tục cập nhật cũng như trao dồi kỹ năng bản thân.
Yêu cầu chung của khách hàng và nhà tuyển dụng
Nếu muốn thành công phát triển kỹ năng và nhận được cơ hội tốt tại các công ty thì việc đầu tiên bạn nên tìm hiểu đó chính là như cầu chung của khách hàng cũng như từ phía nhà tuyển dụng. Những yêu cầu họ đưa ra sẽ luôn là yêu cầu tối thiểu và đầy đủ nhất để công nhận một designer tốt.
Khách hàng:
- Nắm bắt và hiểu rõ về thương hiệu bạn đang hợp tác
- Luôn đảm bảo tuân thủ đúng tiến độ và phù hợp với ngân sách đã đưa ra từ trước
- Sức sáng tạo và độc đáo trong các sản phẩm
- Đòi hỏi chuyên môn và kinh nghiệm của designer để họ có thể tin tưởng cho dự án lớn hơn
Nhà tuyển dụng:
- Kỹ năng thiết kế thành tạo
- Có khả năng nắm bắt được những công cụ và phần mềm thiết kế
- Có thể đảm nhận công việc thiết kế đa phương tiện
- Kỹ năng giao tiếp và đàm phán với khách hàng
- Kỹ năng quản lý dự án dành cho các trưởng team Design để có thể phân bổ và quản lý công việc hiệu quả nhất
- Sự sáng tạo và gu thẩm mỹ
Đọc thêm: Các công cụ hỗ trợ trong quá trình thiết kế mà Designer không thể bỏ qua
Những tố chất cần thiết và kỹ năng chuyên môn cần thiết cho Designer
Nếu bạn đang theo học Thiết kế đồ họa thì bạn nên trau dồi cho bản thân các kỹ năng và tố chất sau đây để có thể thành công trên con đường sự nghiệp sau này
Tố chất cần có của Designer
- Khả năng sáng tạo: Không cần phải bàn cãi nhiều vì ngành Thiết kế là ngành đòi hỏi chất xám và sự mới lạ. Có khả năng tạo ra những ý tưởng mới và độc đáo chắc chắn sẽ là bàn đạp cho bạn phát triển cao hơn.
- Nhạy bén với cái đẹp: Sự hiểu biết về màu sắc, tỷ lệ cũng như cách sắp xếp các yếu tố trực quan sẽ là một trong những kỹ năng chuyên môn cần thiết cho Designer để phối hợp tạo ra các sản phẩm độc đáo.
- Luôn học hỏi và cập nhật xu hướng: Mọi kiến thức đều thay đổi không ngừng, đòi hỏi bạn phải dành thời gian tìm hiểu cũng như cập nhật cho bản thân mình để không cạn kiệt ý tưởng.
- Chịu được áp lực cao: Khi bước chân vào ngành này, deadline chính là thứ không thể thiếu. Bạn sẽ có những thời hạn hoàn thành sản phẩm gắt gao cũng như các yêu cầu chỉnh sửa vào sát giờ báo cáo sản phẩm. Vậy nên bạn hãy chắc chắn mình có đủ khả năng chống chịu trước khi bước vào ngành này nhé.
Kỹ năng chuyên môn cần thiết cho Designer
Cuối cùng đến với mục quan trọng nhất đó là chỉ ra cho bạn 10 kỹ năng chuyên môn cần thiết cho Designer. Thông qua việc rèn luyện và trao đổi tốt 10 kỹ năng này bạn sẽ hạn chế được sự xuất hiện của những khó khăn trong quá trình thiết kế.
Thiết lập ý tưởng
Việc thiết lập ý tưởng trong quá trình thiết kế đồ họa là một việc hết sức quan trọng giúp designer có thể sáng tạo và đưa ra các phương án thiết kế độc đáo.
Tuy nhiên kỹ năng này cũng đòi hỏi sự sáng tạo cũng như nghiên cứu tỉ mỉ biến các ý tưởng còn nhoe nhóm trong đầu thành hình ảnh cụ thể và thực tế trong các bản thiết kế.
Typography và Typesetting
Typography và Typesetting hay còn được biết đến là việc thiết kế kiểu chữ trong lĩnh vực thiết kế. Đó là một phần quan trọng trong việc giúp tạo ra những thiết kế độc đáo và chuyên nghiệp. Tuy nhiên để nắm vững được kỹ năng này đòi hỏi bạn phải có sự tỉ mỉ, cẩn thận và luôn để ý vào những việc nhỏ cơ bản như chọn font chữ, kích thước chữ, cách sắp xếp vị trí, màu sắc để đạt được sự hài hòa trong tổng thể bố cục. Chỉ cần bạn thực hành thường xuyên và bỏ chút thời gian tìm hiểu thì bạn sẽ có thể nâng cao được kỹ năng thiết kế chữ của mình.
Xây dựng thương hiệu
Việc xây dựng thành công một thương hiệu không phải là đơn giản và đòi hỏi bạn phải kết hợp nhiều kỹ năng khác. Quá trình này quan trọng vì nó xác định và giúp truyền tải bản chất, giá trị cũng như nhận diện bộ mặt một thương hiệu hay tổ chức nào đó qua các thiết kế mà bạn tạo ra.
Việc xây dựng thương hiệu là một quá trình đòi hỏi sự cẩn thận tỉ mỉ nghiên cứu và sức sáng tạo của bạn. tuy nhiên nếu được thực hiện đúng cách thì quá trình này sẽ là chìa khóa giúp tăng độ chuyên nghiệp đồng thời tạo ra sự nhận diện và giá trị cao hơn cho thương hiệu.
Thiết kế cho việc in ấn
Kỹ năng thiết kế in ấn là một phần quan trọng nhằm tạo ra những sản phẩm in đảm bảo đúng chất lượng, chuyên nghiệp và đáp ứng đúng và đủ yêu cầu của dự án.
Việc nắm bắt chính xác quy trình in ấn sẽ giúp đảm bảo được chất lượng tốt cho hình ảnh cũng như màu sắc khi in ra sẽ không bị chênh lệch so với bản thiết kế.
Thành thạo các công cụ thiết kế
Adobe InDesign là một trong những ứng dụng quan trọng giúp bạn tạo ra những dự án thiết kế chuyên nghiệp như sách, tạp chí, brochure và thậm chí là bố cục trang web. Việc thành thạo công cụ này đòi hỏi thời gian và sự kiên nhẫn do đây là một ứng dụng có tương đối nhiều chức năng. Tuy nhiên bạn một khi bạn trở nên thành thạo, bạn sẽ có khả năng tạo ra được các sản phẩm in ấn có thẩm mỹ, chất lượng đảm bảo và còn chuyên nghiệp hơn.
Kỹ năng mềm trong thiết kế đồ họa
Kỹ năng mềm (soft skills) trong thiết kế đồ họa cũng là một trong những yếu tố cần quan tâm vì nó giúp bạn không chỉ phát triển về kỹ thuật đồ họa mà còn thiết lập được những mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng và đồng nghiệp.
Kỹ năng quản lý thời gian
Kỹ năng này trong thiết kế đồ họa là một yếu tố quan trọng để giúp bạn hoàn thành thiết kế đúng thời hạn và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Áp dụng những kỹ năng này giúp tăng cường hiệu quả làm việc và làm hài lòng cả những khách hàng khó tính nhất, mang lại kết quả tốt cho các dự án sau.
Kỹ năng phân tích thông tin
Nó giúp Designer đánh giá thông tin chi tiết và tổng thể để nhằm tạo ra những giải pháp thiết kế hiệu quả nhất. Tư duy phân tích giúp bạn nắm rõ các yêu cầu mà dự án đòi hỏi và phát triển các giải pháp thiết kế một cách thích hợp nhất. Nó còn giúp phát triển các tư duy logic giúp bạn tổ chức hiệu quả thông tin và cấu trúc hóa các ý tưởng một cách có hệ thống.
Kỹ năng phác thảo
Kỹ năng phác thảo giúp bạn dễ dàng biểu đạt được ý tưởng, giúp tạo ra những hình ảnh sơ bộ và xác định cấu trúc lân cơ cấu tổng thể cho mỗi dự án thiết kế.
Việc thành thạo kỹ năng phác thảo giúp bạn nhanh chóng chuyển những ý tưởng trong đầu sang giấy trước khi bạn quên mất đi những chi tiết quan trọng.
Kỹ năng làm việc nhóm
Những dự án đa số đều phải làm việc theo nhóm nên việc phát triển kỹ năng teamwork là một việc vô cùng quan trọng. Khả năng làm việc nhóm tốt sẽ giúp các sản phẩm hoàn thành đúng thời hạn đồng thời giúp bạn giao tiếp hiệu quả hơn, lắng nghe ý kiến đóng góp từ các thành viên khác để đạt được mục tiêu chung của dự án.
Kết luận
Ngoài những kỹ năng kể trên thì bạn cần phải rèn luyện thêm nhiều kiến thức quan trọng khác như kỹ năng làm việc với đối tác, cách Việt hóa font, bố cục, màu sắc,… để có thể hoàn thiện toàn bộ kỹ năng của một designer.
- Standee là gì? Tìm hiểu về các nét đặc trưng của những mẫu standee
- Google My Business là gì? Cách tối ưu hóa Google Business hiệu quả
- Brand Identity là gì và những yếu tố tạo nên Brand Identity
- Tìm hiểu về trang chủ website: Nơi bắt đầu trải nghiệm trực tuyến
- Google Ads là gì? Tại sao nên chọn quảng cáo Google cho doanh nghiệp