Những bạn mới bước chân vào con đường Thiết kế đồ họa thì hẳn cần phải trau dồi nhiều kiến thức và thông tin cần thiết cho con đường sau này, trong đó trau dồi kiến thức nền tảng là việc hết sức quan trọng. Hôm nay bài viết này sẽ chia sẻ hết những công cụ hỗ trợ cho các Designer mà bạn nhất định không được bỏ qua.
Đọc thêm: Graphic Design là gì? Bật mí từ A đến Z về Graphic Design
Lợi ích của việc sử dụng các công cụ hỗ trợ trong Graphic Design
- Lợi ích khi dùng công cụ hỗ trợ
Hiện tại công nghệ đang không ngừng phát triển, những yêu cầu từ khách hàng và doanh nghiệp cũng dần khắt khe hơn. Để vừa đảm bảo được tiến độ vừa đảm bảo được thời gian thì cần có những công cụ hỗ trợ trong Graphic Design để hoàn thiện. Những lợi ý trước mắt có thể kể đến gồm:
- Tăng hiệu suất và tốc độ hoàn thành: Nhờ vào các công cụ hỗ trợ này góp phần giúp các Designer tiết kiệm được thời gian tạo ra sản phẩm. Ngoài ra Designer còn có thể dùng các tính năng tự động hóa được cung cấp, các mẫu cũng như có thêm ý tưởng cho các project.
- Tính chính xác và đồng nhất tuyệt đối: Do các công cụ đều được lập trình sẵn nên khi thực hiện các project đòi hỏi sự chính xác cũng như đối xứng tuyệt đối thì công cụ sẽ hỗ trợ phần nào và cho ra những kết quả mong muốn.
- Dễ điều chỉnh: Việc dùng các công cụ có thể giúp Designer dễ dàng chỉnh sửa lại những thao tác hoặc chi tiết sai mà không cần phải vẽ lại từ đầu.
- Đa dạng và linh hoạt: Các công cụ hiện đã được nâng cấp khá hiện đại, có thể cung cấp nhiều tùy chọn và tính năng cũng linh hoạt hơn, cho Designer có nhiều lựa chọn hơn khi sử dụng.
2. Lợi ích khi dùng phần mềm thiết kế đồ họa
- Hỗ trợ người dùng tạo ra những thiết kế sáng tạo bằng cách dựng nên những mô hình, hình ảnh, hoạt ảnh cùng các nội dung đa phương tiện khác.
- Tích hợp các công cụ hỗ trợ và tính năng xử lý mạnh mẽ giúp tối ưu hiệu suất và thời gian làm việc của người dùng, giúp thực hiện các thao tác thiết kế nhanh chóng và chính xác.
- Hỗ trợ đa lĩnh vực cho người dùng như quảng cáo, truyền thông, kiến trúc, ….
- Hỗ trợ nhập xuất dữ liệu ở nhiều định dạng khác nhau, làm việc với các file phổ biến và chia sẻ tài liệu với đồng nghiệp một cách tiện lợi.
Gợi ý thiết bị đáp ứng nhu cầu cho dân đồ họa
Cấu hình máy tính
Dù sử dụng loại máy nào thì bạn cũng đều phải đảm bảo cấu hình máy đủ mạnh để phục vụ cho những mục đích riêng từng ngành.
Máy tính dành riêng cho Designer sẽ khác nhiều so với các loại máy tính cơ bản chỉ phục vụ cho các công việc văn phòng. Cấu hình máy cần phải đáp ứng các yêu cầu cao của ngành, phải có hiệu suất mạnh mẽ để xử lý mượt mà các phần mềm thiết kế đồ họa chuyên nghiệp, hình ảnh chất lượng cao và các công việc phức tạp khác. Đây là những thông số mà bạn cần lưu ý:
- CPU: Tối thiểu phải từ intel 5 trở lên. Lựa chọn hoàn hảo nhất là intel 7 hoặc 9 để đảm bảo cấu hình máy luôn hoạt động trơn tru trong quá trình chỉnh sửa.
- Bộ nhớ trong (RAM): Đồ họa cơ bản là 8GB. Nếu bạn cần thao tác nhiều phần mềm thiết kế đồ họa phức tạp thì bạn cần dung lượng tối thiểu từ 16 – 32 GB thì sẽ phù hợp hơn.
- Ổ cứng lưu trữ SSD: Lời khuyên của BLITZ là bạn nên chọn 128GB hoặc 256GB. Nếu nhu cầu sử dụng cao hơn thì bạn cũng có thể mua thêm ổ cứng di động HDD với dung lượng từ 1TB để có thể hỗ trợ trong quá trình sử dụng.
- Card đồ họa: Có hai dòng tiêu biểu được giới Designer ưu ái sử dụng đó là NVIDIA và AMD, những card có băng thông bộ nhớ càng cao thì khả năng xử lý hình ảnh và video càng nhanh, tất nhiên lượng bộ nhớ càng cao thì không bao giờ thừa.
- Bộ nguồn: Từ 500 – 600W tùy vào nhu cầu sử dụng từng người.
- Màn hình: BLITZ khuyên bạn nên chọn màn hình full HD – (1920 x 1080) trở lên. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm nhiều loại màn hình giúp hiển thị hình ảnh sắc nét và chuẩn hơn về màu sắc khi thiết kế.
Các công cụ hỗ trợ trong Graphic Design khác bạn cần biết
- Bảng vẽ đồ họa: Bên cạnh máy tính thì bảng vẽ đồ họa cũng là một công cụ thiết kế tuyệt vời. Trong số những dòng máy vẽ thì Wacom là hãng nhận được sự tin tưởng và được lựa chọn nhiều nhất. Bạn có thể dùng bảng vẽ để phục vụ cho các công việc như vẽ minh họa và các đường nét đòi hỏi sự tỉ mỉ trên các phần mềm như Photoshop, Illustrator, và các ứng dụng khác.
- Máy tính bảng: Sẽ rất tiện lợi nếu bạn có một thiết bị bên mình để có thể thiết kế và vẽ bất cứ lúc nào, như bạn đã biết nghề Design là nghề đòi hỏi những ý tưởng mà ý tưởng có thể xuất hiện bất cứ khi nào, bất cứ đâu, nên việc có sẵn “đồ nghề” kế bên sẽ giúp bạn nắm bắt được ý tưởng một cách nhanh nhất.
- Bút cảm ứng: Bút sẽ thường đi kèm cùng bảng vẽ hoặc máy tính bảng, việc sở hữu một cây bút cảm ứng sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc phác thảo và điều chỉnh hình vẽ. Bạn nên tìm một chiếc bút có độ nhạy để điều đỉnh được nét thanh, nét đậm cho bản vẽ. Ngoài ra đừng quên xem xét về độ “mượt” của bút để có trải nghiệm làm việc tốt nhất nhé.
- Chuột máy tính: Bên cạnh bút vẽ thì chuột máy tính cũng là một trong các công cụ hỗ trợ trong Graphic Design, nó giúp các thao tác được mượt mà cũng như hiệu quả hơn trên các phần mềm đồ họa phức tạp.
Bảng tổng hợp các công cụ hỗ trợ trong Graphic Design
Tên phần mềm | Tích hợp những tính năng thiết kế mạnh mẽ | Cho phép liên kết với các ứng dụng thiết kế khác | Phí hàng tháng |
Adobe Photoshop | √ | √ | Gói Tất cả ứng dụng của Creative Cloud $29.99/tháng |
CorelDraw | √ | √ | Gói hàng năm: 399$ |
Blender | √ | Miễn phí | |
Sketchup | √ | Gói tiêu chuẩn: 119$/ nămGói pro: 299$/ năm Gói Studio: 699$/ năm | |
GIMP | √ | Miễn phí | |
Gravit Designer | √ | Miễn phí | |
Autocad | √ | √ | Gói tháng: 210$Gói năm: 1,268$Gói 3 năm: 3424$ |
3ds Max | √ | √ | Gói tháng: 235$Gói 3 năm: 5,625$Gói 1 năm trả trước: 1,875$ |
Solidworks | √ | √ | Gói 3 tháng: 1,080$Gói 1 năm trả trước: 4,600$ |
Top các công cụ hỗ trợ trong Graphic Design cần biết
Phần tiếp theo bạn cần nắm rõ các công cụ hỗ trợ trong Graphic Design nào bạn nên tìm hiểu và sử dụng thường xuyên trong quá trình thiết kế. Cùng BLITZ tham khảo qua các phần mềm dưới đây và dành thời gian tìm hiểu để thành thạo hơn.
Adobe Photoshop
Một cái tên quá quen thuộc với những dân Graphic Design mỗi khi nhắc đến các phần mềm hỗ trợ thiết kế. Biết dùng Photoshop chính là một trong những điều kiện cơ bản mà bất kỳ ai khi bước vào ngành này đều phải biết. Bên cạnh việc xử lý và chỉnh sửa hình ảnh mượt mà và chuyên nghiệp thì phần mềm này còn cho phép bạn tự ý sáng tạo ra những sản phẩm thiết kế phức tạp hơn như thiết kế logo, áp phích, thiết kế web, vẽ minh họa và cả những hình ảnh 3D đẹp mắt. Một công cụ đa dụng như thế này giúp bạn dễ dàng thao tác và tiết kiệm thời gian hơn trong quá trình thiết kế.
Adobe Illustrator
Tương tự như Photoshop, Adobe Illustrator là viết tắt của AI- một phần mềm chuyên về thiết kế đồ họa cơ bản không chỉ dân chuyên mà những người mới bắt đầu vẫn có thể sử dụng thành thao.
Phần mềm được dựng trên nền tảng ảnh vector – khác với loại pixel, AI cho phép người dùng sản xuất ra những hình ảnh chất lượng mà không lo bị lệch màu hay vỡ nét.
Adobe InDesign
InDesign được biết đến như loại phần mềm lý tưởng cho việc thiết kế dàn trang; hỗ trợ rất nhiều trong khâu in ấn tài liệu. Ví dụ như thiết kế bố cục dàn trang cho tạp chí, báo, menu, sách,… InDesign còn cho phép kết nối với các công cụ khác như Photoshop và AI để giúp người dùng có thao tác dễ dàng hơn.
AutoCad
AutoCad là phần mềm không chỉ được dùng trong thiết kế đồ họa mà còn được dùng cho các lĩnh vực đồ họa khác như thiết kế công trình, kiến trúc, nội thất và bản vẽ cơ khí…
AutoCad có các chức năng tiện lợi cho phép bạn biểu diễn các hình dạng, kích thước, cấu tạo, đặc điểm cũng như tính chất vật liệu để triển khai các ý tưởng từ bản thiết kế vẽ tay thành bản vẽ 2D, thậm chí phần mềm còn hỗ trợ cho việc vẽ các hình ảnh 3D.
Các công cụ hỗ trợ trong Graphic Design đặc thù khác
- Gingersauce
Phần mềm hỗ trợ tạo brand guidelines hỗ trợ người dùng trình bày logo và font chữ trong một cuốn sách thương hiệu chuyên nghiệp. Logo và font chữ được lưu trữ trong một giao diện brand book đẹp với các liên kết trực tuyến và tệp PDF, giúp bạn dễ dàng trao đổi với khách hàng và các thành viên khác trong nhóm.
- Infogram
Giúp thiết kế inforgraphic được nhanh hơn. Hiện tại Infogram được xem là công cụ tạo inforgraphic phổ biến nhất. Infogram sử dụng nhiều template sáng tạo, hợp với sở thích của nhiều người, trình chỉnh sửa trực quan với nhiều tùy chọn khác nhau.
- SocialSizes
Nếu bạn đang làm việc trong ngành truyền thông hoặc marketing, bạn nên sử dụng SocialSizes – một công cụ hỗ trợ trong Graphic Design vô cùng tuyệt vời cho phép bạn xem trước kích thước của các phương tiện truyền thông xã hội. Các nhà thiết kế có thể kiểm tra kích thước hình ảnh cho các loại bài đăng trên mạng xã hội, quảng cáo và banner khác nhau.
- Unplash
Unplash là trang web chuyên cung cấp ảnh stock chất lượng cho các designer. Những hình ảnh được tạo và đăng tải bởi những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp với phong phú các nội dung và ý tưởng. Công cụ sử dụng ảnh tự do, thu hút được rất nhiều nghệ sĩ sáng tạo với các kỹ năng và tầm nhìn đáng để học hỏi.
Kết luận
Bài viết trên đã tổng hợp và gửi đến bạn những thông tin cơ bản nhất về các công cụ hỗ trợ trong Graphic Design để bạn có những bước đầu tiên trong nghề được đơn giản hơn và không phải tốn thời gian tìm hiểu thông tin. Bên cạnh đó bạn cũng nên tham khảo thêm các trang web cung cấp hình ảnh hoặc nguồn tài nguyên để bạn có thể áp dụng vào các thiết kế cũng như gợi ý cho bạn thêm nhiều ý tưởng mới đầy sáng tạo.
- Tổng Hợp Các Phương Thức MMO Hiệu Quả Nhất Năm 2024: Hướng Dẫn Kiếm Tiền Trực Tuyến Toàn Diện
- Standee là gì? Tìm hiểu về các nét đặc trưng của những mẫu standee
- Google My Business là gì? Cách tối ưu hóa Google Business hiệu quả
- Brand Identity là gì và những yếu tố tạo nên Brand Identity
- Tìm hiểu về trang chủ website: Nơi bắt đầu trải nghiệm trực tuyến