Khám phá chi tiết mô hình Brand key thương hiệu Apple

Mô hình Brand Key hiện nay vô cùng phổ biến. Để giúp bạn dễ hiểu hơn về mô hình này dưới đây là những phân tích chi tiết mô hình Brand Key thương hiệu Apple.

Bất kể một thương hiệu lớn mạnh nào cũng đều áp dụng mô hình Brand Key trong chiến lược phát triển của mình. Đây được xem là nhân tố chủ chốt giúp thương hiệu hoạt động vững vàng, tối ưu hiệu quả tiếp cận khách hàng tiềm năng. Trong đó, ngay cả thương hiệu lớn như Apple cũng không là ngoại lệ. Ngay bây giờ sẽ là những đánh giá, phân tích chi tiết mô hình Brand Key thương hiệu Apple. Nếu bạn quan tâm hãy bỏ túi thông tin hữu ích.

1. Root Strength – thế mạnh cốt lõi trong mô hình Brand Key thương hiệu Apple

Thành phần trong chìa khóa thương hiệu Apple được phân tích đầu tiên là thế mạnh cốt lõi. Và như các bạn cũng biết thế mạnh của hãng không đâu khác chính là sản phẩm công nghệ. Mỗi sản phẩm mang thiết kế vượt trội, tiên tiến, hiện đại với dấu ấn khác biệt. 

Tìm hiểu chi tiết mô hình Brand Key thương hiệu Apple

Trong khi những đối thủ công ty công nghệ khác cạnh tranh về tính năng sản phẩm, tốc độ xử lý phần mềm, công nghệ ổ cứng,…thì Apple đi theo xu hướng khác. Apple xác định thế mạnh của bản thân nằm ở chính thiết kế. Cụ thể là kiến tạo nên những sản phẩm công nghệ như một tác phẩm nghệ thuật kiệt sắc, thu hút ánh nhìn. Tất nhiên chất lượng sản phẩm cũng đảm bảo đạt chuẩn yêu cầu làm hài lòng mọi khách hàng khó tính. 

2. Competitive Environment 

Về môi trường cạnh tranh cơ bản trong ngành công nghiệp hiện nay được đánh giá là vô cùng khốc liệt. Cục diện luôn thay đổi một cách khó lường là một trong những thách thức cực lớn đối với các doanh nghiệp phát triển. Tất cả doanh nghiệp gia nhập ngành đều cần phải cạnh tranh trong việc đón đầu xu thế của sự phát triển công nghệ thông tin cũng như thị hiếu người dùng. 

Đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay môi trường cạnh tranh của Apple không chỉ 10 mà gấp 10 lần như thế. Rất nhiều thương hiệu ra đời nhằm tạo dựng vị thế trên thị trường. Các đối thủ chính của Apple hiện nay có thể kể tới như:

  • Samsung
  • Nokia
  • HTC
  • Dell
  • HP
Đối thủ cạnh tranh của Apple mạnh mẽ nhất phải kể đến Samsung

Mỗi đối thủ cạnh tranh của Apple trải dài trên các phân khúc sản phẩm mà hãng triển khai không trừ phân khúc nào. Bao gồm từ điện thoại tới máy tính bảng, máy tính, máy nghe nhạc hay Tablet,.. Trong đó thương hiệu SamSung được giới chuyên gia đánh giá và được coi là đối thủ trực tiếp cạnh tranh với Apple gay gắt nhất ở trên nhiều phân khúc khác nhau. 

3. Target của thương hiệu Apple

Có thể nhận thấy rằng những sản phẩm mà thương hiệu Apple cung cấp đều phù hợp với hầu hết đối tượng khách hàng khác nhau dù ở độ tuổi nào. Bởi lẽ đối tượng mục tiêu trong mô hình Brand Key thương hiệu Apple hướng đến chính là những người không am hiểu về công nghệ. Bên cạnh đó Apple cũng chú trọng không nhỏ tới  những tín đồ ưa chuộng sản phẩm công nghệ. Nhất là đối với những nam giới trong khoảng độ tuổi từ 18 đến 40 tuổi. 

4. Insight – Sự thấu hiểu

Apple mang tới cho khách hàng của mình những trải nghiệm tuyệt vời nhất. Apple không đưa những từ ngữ chuyên ngành mà chủ yếu sử dụng từ ngữ gần gũi với khách hàng. Apple còn đặt yếu tố cảm xúc của khách hàng trong quá trình phát triển sản phẩm. Đây được xem là chìa khóa chiến lược Marketing thành công của Apple. 

Apple luôn thấu hiểu khách hàng bằng việc cải tiến, thay đổi sản phẩm

Những người yêu Apple hầu hết đều là những người yêu cầu đẹp, yêu sự sáng tạo, yêu công nghệ, yêu sự tinh tế và thanh lịch. Trong đó, lĩnh vực sáng tạo thường là fan ruột của thương hiệu. Và Apple dần trở thành hệ tư tưởng cho bất kỳ ai chỉ cần yêu cái đẹp, yêu sự tinh tế, đột phá dẫn đầu. Dù cho đó là doanh nhân, lập trình viên hay là người bình thường,…

5. Benefits 

Trong mô hình Brand Key Benefits chính là những giá trị về mặt tính năng, cảm xúc mà thương hiệu mang đến, thúc đẩy người dùng sử dụng sản phẩm/dịch vụ. Và đối với lợi ích mà khách hàng được nhận khi sử dụng sản phẩm của Apple không chỉ đến từ lợi ích lý tính mà còn cả giá trị cảm xúc. Cụ thể là:

  • Giúp cuộc sống của người dùng trở nên tiện nghi hơn, linh hoạt hơn. 
  • Giúp quá trình xử lý công việc trở nên nhanh gọn, đảm bảo hơn hẳn
  • Tối ưu giá trị kết nối giữa con người với con người
  • Giúp người dùng có thể thể hiện rõ được giá trị của bản thân một khi sử dụng
Apple ra đời mang đến rất nhiều lợi ích thiết thực một khi sử dụng sản phẩm

6. Values, Beliefs và Personality 

Một khi bạn tìm hiểu mô hình Brand Key chắc chắn cũng đã hiểu ý nghĩa của Values, Beliefs và Personality rồi đúng không nhỉ? Đây chính là giá trị, niềm tin và cá tính của chính thương hiệu khi hoạt động. 

Và đối với mô hình Brand Key thương hiệu Apple, hãng nhấn mạnh rằng sản phẩm có thể thay đổi cuộc sống của bạn và làm nó tốt hơn. Định vị thương hiệu Apple còn đi liền với triết lý đơn giản là trên hết. Tuy nhiên trong mỗi thiết kế lại mang đến sự sáng tạo hấp dẫn cùng những giá trị đổi mới cao giúp thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, Apple còn đề cao sự tự do của người dùng và tối ưu hóa phong cách. 

7. Reason to Believe

Về lý do tin tưởng trong mô hình Brand Key thương hiệu Apple có thể nói khó mà đếm xuể hết. Bởi lẽ hàng mang đến nhiều giá trị ấn tượng làm hài lòng mọi khách hàng một khi sử dụng. 

Trong đó các sản phẩm của Apple đều chú trọng từ phần cứng cho tới phần mềm. Bất kỳ sản phẩm nào của Apple đều được hoàn thiện từ công nghệ tối tân cùng giá trị thẩm mỹ cao. Các thiết bị có tuổi thọ sử dụng lâu dài hơn các hãng khác. Mỗi một chi tiết đều được kiến tạo cẩn thận đảm bảo hoạt động tốt nhất khi vận hành. 

Chưa dừng lại ở đó, Apple còn mang đến những dịch vụ hỗ trợ vô cùng ấn tượng. Bao gồm dịch vụ mua bán hàng cho đến thanh toán, sản phẩm cung cấp hay khuyến mãi, ưu đãi,..

Lý do mà khách hàng tin tưởng Apple chắc chắn đến từ chính các sản phẩm của hãng

Đặc biệt các sản phẩm mà Apple cung cấp đều mang đến những thành công nhất định khi sử dụng. Ví dụ như năm 2015 sự thành công của bộ đôi Smartphone iphone 6 và 6 Plus. Tiếp đến là cuộc cách mạng chip laptop hay gây bất ngờ là công nghệ thể có 1 không 2. Liên tiếp những bước chuyển mình như vậy làm các khách hàng thêm phần tin tưởng Apple hơn. Dù giá bán sản phẩm thương hiệu có cao mọi người đều sẵn sàng chi trả để có thể sở hữu được. 

8. Discriminator

Đứng trước thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay nếu không tạo dựng được điểm khác biệt chắc chắn sẽ bị chìm xuống đáy biển. Và đứng trước nhiều đối thủ cạnh tranh nặng ký về sức mạnh công nghệ, Apple đã lựa chọn cho mình một hướng đi vô cùng thông minh cho sản phẩm “I” của mình.

Theo đó dựa vào lý thuyết bản sắc xã hội, thương hiệu đã ứng dụng sự phân biệt mạnh mẽ cho các sản phẩm để tránh bị copy, sao chép, nhầm lẫn với đối thủ. Và mô hình Brand Key thương hiệu Apple đã kiến tạo nên những sản phẩm mang tới giao diện, tính năng, chất lượng tuyệt vời. Mỗi một sản phẩm đều giúp khách hàng cảm nhận được sự khác biệt một khi sử dụng so với những thương hiệu khác. 

Mô hình Brand Key thương hiệu Apple
Apple mang đến giá trị khác biệt khi đi theo một nguyên lý riêng biệt

9. Essence

Và yếu tố cuối cùng được phân tích trong Brand Key của thương hiệu Apple chính là Essence – giá trị cốt lõi. Giá trị cốt lõi chính là điều mà mỗi khi khách hàng nghĩ tới thương hiệu đều nghĩ ngay về những nhận định đó. Cụ thể giá trị cốt lõi của Apple chính là công nghệ tiên tiến, sáng tạo, khác biệt và tinh tế. Giá trị này được truyền thông vô cùng hiệu quả và thành công với độ nhận diện lớn suốt bao năm của hãng. 

10. Lời kết

Vậy dựa vào những đánh giá và phân tích chi tiết về mô hình Brand Key thương hiệu Apple ắt hẳn bạn đã biết được lý do vì sao hãng lại trở nên nổi tiếng như vậy rồi đúng không? Nếu bạn cũng muốn xây dựng cho mình một thương hiệu tốt với giá trị nhận diện cao thì việc lựa chọn mô hình Brand Key là điều hoàn toàn đúng đắn.