Liệu Brand Guideline đối với doanh nghiệp như thế nào mà hiện nay lại được ứng dụng nhiều như vậy? Nếu bạn quan tâm vấn đề này hãy cùng tìm hiểu cụ thể sau đây.
Brand Guideline bản chất là một bảng hướng dẫn, quy định trong việc sử dụng các yếu tố tham gia vào quảng bá thương hiệu trên các ấn phẩm truyền thông. Có thể nói bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều phải tích hợp Brand Guideline trong quá trình phát triển. Vậy bản chất Brand Guideline đối với doanh nghiệp như thế nào? Đáp án cho câu hỏi sẽ được giải đáp chi tiết ngay bây giờ.
1. Những vai trò then chốt của Brand Guideline đối với doanh nghiệp
Có thể nhận định rằng Brand Guideline đối với doanh nghiệp vô cùng quan trọng và được giới chuyên gia đánh giá là không thể nào thiếu được. Nếu thiểu Brand Guideline doanh nghiệp khó có thể tìm được bến đỗ thành công trên con đường phát triển của mình. Đó cũng là lý do vì sao hiện nay mọi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ cũng đều sử dụng Brand Guideline. Tuy nhiên để bạn có cái nhìn chính xác hơn khi nhắc đến vai trò của Brand Guideline cơ bản là:
1.1. Giúp cung cấp đầy đủ thông tin về doanh nghiệp một cách hoàn chỉnh nhất
Một trong những vai trò then chốt đầu tiên của Brand Guideline đối với doanh nghiệp đó chính là cung cấp đầy đủ và hoàn thiện tất cả các thông tin về thương hiệu. Mục đích là giúp khách hàng, đối tác, nhân viên,…và các bên liên quan hợp tác với doanh nghiệp nhận diện được tổng quan về thương hiệu. Cụ thể là nắm rõ được các thông tin tổng quát về doanh nghiệp. Trong đó chẳng hạn như:
- Bản chất thương hiệu. Đâu là yếu tố cốt lõi tạo nên sự khác biệt của doanh nghiệp, tổ chức và sự phù hợp của nó.
- Định vị thương hiệu. Cụ thể là xác định rõ đối tượng mục tiêu và nhu cầu đặt biệt của khách hàng.
- Sứ mệnh thương hiệu. Đây chính là lời cam kết về định hướng hành động, thái độ cũng như tương tác của các sản phẩm thương hiệu.
- …
Cũng giống như con người mỗi thương hiệu cũng nếu muốn được khách hàng nhớ mặt, điểm tên thì tất cả phải đảm bảo thu hút, gây ấn tượng. Một bộ nhận diện thương hiệu thực sự chuyên nghiệp, đồng bộ sẽ là chìa khóa giúp gia tăng sự tin cậy trong tâm trí người tiêu dùng.
1.2. Giúp doanh nghiệp hoạt động đảm bảo hiệu quả hơn
Trên thực tế khi một Brand Guideline sẽ tạo nên sự hoàn chỉnh và nhất quán giữa các thông tin mà doanh nghiệp của bạn cung cấp. Với Brand Guideline sẽ siết chặt được các yếu tố thành phần thương hiệu, được thiết kế và sử dụng đúng đắn sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Nói một cách chi tiết hơn Brand Guideline đối với doanh nghiệp sẽ giúp thương hiệu giữ được sự liền mạch, thống nhất, dễ nhận biết. Các thành phần thương hiệu một khi sử dụng sẽ đảm bảo tính chuyên nghiệp và hiệu quả nhất.
Ví dụ chẳng hạn như để thương hiệu hoạt động hiệu quả nhất, logo cần có tính nhất quán. Nếu như trong quá trình thiết kế người sáng tạo thay đổi màu sắc logo theo các sản phẩm thì logo không còn nhận diện thương hiệu thuộc về công ty, doanh nghiệp. Điều này làm cho khách hàng không thể nhận diện được sản phẩm mà thương hiệu bấy lâu cung cấp.
1.3. Cung cấp công cụ đo chuẩn mực và quy tắc cho bộ nhận diện thương hiệu
Vai trò của Brand Guideline đối với doanh nghiệp còn là cung cấp công cụ đo chuẩn mực và các quy tắc cho bộ nhận diện thương hiệu. Tất cả đáp ứng tiêu chuẩn linh hoạt, tối ưu giúp việc phát triển, nhận diện thương hiệu trở nên đảm bảo hơn. Trong đó, điển hình như:
- Brand Guidelines không chỉ mang tới hệ thống bảng màu và các phiên bản logo cụ thể mà còn đưa ra các quy định và những quy chuẩn thành phần trong bộ nhận diện được sử dụng.
- Brand Guidelines còn chỉ ra các điểm mà không nên áp dụng đối với các yếu tố của bộ nhận diện. Nhờ vậy người dùng có thể tối ưu thời gian thực hiện, đảm bảo việc thiết kế trở nên hoàn chỉnh hơn.
- Brand Guideline còn hỗ trợ người làm truyền thông hiểu được nên nhấn mạnh vào yếu tố nào khi xây dựng? Cách sử dụng thế nào mới kiến tạo nên được thông điệp truyền thông tốt nhất.
- …
1.4. Giúp tiết kiệm tối đa thời gian
Một khi sử dụng Brand Guideline đối với doanh nghiệp các thiết kế đỡ tốn lượng thời gian trong việc căn chỉnh, tìm kiếm các thông tin quy chuẩn của sản phẩm thiết kế. Hơn nữa, nếu các tìm kiếm không thu được kết quả đúng đắn thì rất có thể gây ra các thiệt hại, ảnh hưởng tới tính thống nhất chung của thương hiệu.
Ngoài ra trong Brand Guidelines còn tích hợp thêm các mẫu phối cảnh sẵn với dấu ấn thiết kế đẹp mắt. Do đó người dùng khi sử dụng còn có thể tiết kiệm được thời gian định hướng cũng như thời gian cho các thiết kế cơ bản sau này. Những thiết kế mới chỉ cần sáng tạo những vật phẩm mới chưa xuất hiện trong bản phối cảnh là được.
Chưa dừng lại ở đó, Brand Guidelines còn giúp các nhân viên trong doanh nghiệp dễ dàng hiểu được tổng quan về công ty. Từ đó, nhân viên sẽ cảm nhận được rằng công việc thực hiện là dễ dàng, chính xác hơn. Doanh nghiệp cũng có thể tiết kiệm được thời gian, chi phí đào tạo nhân viên mới. Các nhân viên không phải giải đáp thêm khi nhân viên mới thắc mắc bởi Brand Guidelines là công ty đắc lực.
1.5. Tối ưu hóa chiến dịch Marketing
Và một trong những vai trò quan trọng cuối cùng của Brand Guidelines là tối ưu chiến dịch Marketing. Brand Guidelines càng rõ ràng, chất lượng sẽ là nền tảng vững chắc cho cả quá trình phát triển các chiến dịch truyền thông. Lúc này các thương hiệu có thể áp dụng chiến lược truyền thông đồng bộ. Mục đích là nhằm tăng độ nhận diện thương hiệu, trở thành top of mind đối với khách hàng tiềm năng của bản thân.
2. Lưu ý cần và đủ trong quá trình tạo Brand Guideline
Với trọn bộ những thông tin giải đáp trên bạn đã biết rõ được vai trò của Brand Guideline đối với doanh nghiệp trong việc kết nối hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp tới người dùng. Đặc biệt Brand Guidelines mang tới tính nhất quán của thương hiệu.
Tuy nhiên trong một số trường hợp các Designer chỉ vì quá chú trọng vào tính nhất quán thương hiệu lại vô tình đánh mất đi công dụng khác của Brand Guideline. Mà bản chất đây chính là cuốn cẩm nang truyền cảm hứng sáng tạo tới các nội dung liên quan đến hình ảnh.
Bạn hãy nên nhớ một điều rằng, nguyên tắc thiết kế chuẩn chỉnh ra đời cần đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ của nhiều phòng ban. Bao gồm như thiết kế, Marketing hay kinh doanh đặc biệt là những Agency,… Với vai trò của người phụ trách chính tạo ra Guideline, đội ngũ thiết kế cần phải cân bằng được tính nhất quán của các nội dung liên quan tới doanh nghiệp và cảm hứng sáng tạo.
3. Góc Hỏi – Đáp khác
Một Brand Guideline chuẩn cần những gì?
Mỗi công ty đều có Brand Guideline hoàn toàn khác. Những thương hiệu lớn và lâu nằm cần có những Guideline chi tiết và cầu kỳ hơn. Tuy nhiên đối với các công ty mới thành lập chỉ cần đảm bảo đầy đủ thành phần cơ bản và có thể bổ sung thêm trong khi phát triển. Trong đó ví dụ như bảng màu chính, bảng màu phụ, biến thể màu, logo tagline, chữ viết tắt, kiểu chữ, vùng trống,…
Brand Guideline sử dụng khi nào?
Brand Guideline dường như xuất hiện hầu hết các hoạt động xây dựng thương hiệu. Cụ thể như làm việc với agency mới, làm việc với nhà thiết kế, làm việc với bộ phận in ấn. Hoặc là hướng dẫn nhân viên mới gia nhập công ty, thành lập thương hiệu mới, thiết kế bất cứ gì như trang web, bảng hiệu,…
4. Kết luận
Có thể nói Brand Guideline đối với doanh nghiệp được xem là bộ mặt của doanh nghiệp. Vì vậy bất cứ doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ cũng đều phải thiết kế riêng cho mình một bản Brand Guideline. Khi có bản Brand Guideline này doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiếp cận gần hơn với khách hàng và tối ưu hoạt động kinh doanh của mình trên thị trường.