Bật mí từ A đến Z về Graphic Design trong thời đại phát triển công nghệ truyền thông

“Graphic Design là gì?” hẳn là một câu hỏi mà ai cũng phải tìm hiểu và thắc mắc khi quan tâm đến ngành nghề hot này. Bài viết này sẽ đưa đến bạn những khái niệm cơ bản nhất về Graphic Design và những chuyên ngành liên quan đến ngành. 

Graphic Designer là gì?

Nhiều bạn trẻ khi bắt đầu sẽ thường đặt câu hỏi “Graphic Design là gì?”

Thiết kế đồ họa là một ngành nghề kết hợp các yếu tố về hình ảnh, kiểu chữ với mục đích truyền tải thông điệp đến người xem. 

Nói về tầm quan trọng của thiết kế đồ họa thì các sản phẩm của ngành nghề này xuất hiện ở khắp nơi, từ các cuốn tạp chí thời trang, poster quảng cáo đến các biển quảng cáo với những thông điệp sáng tạo. Mỗi sáng phẩm đều được thiết kế và lên những ý tưởng với phong cách riêng, tuy nhiên mục tiêu chung của chúng đều là hướng người xem đến với các sản phẩm hoặc thông điệp từ thương hiệu. 

Trên đây cũng là những thông tin cơ bản về Graphic Design, chắc bạn cũng đã nắm được phần nào rồi phải không? 

Giải mã độ hot của ngành Thiết kế đồ họa

Trong bất cứ lĩnh vực nào, việc xây dựng hình tượng và thương hiệu công ty là một việc vô cùng quan trọng. Graphic Design sẽ là nhân tố giúp công ty xác định và phát triển hình ảnh thương hiệu cũng như truyền tải đến khách hàng những thông điệp với các ý nghĩa khác nhau. Đồ họa cũng là chìa khóa quyết định chiến dịch Marketing của bạn có thành công hay không. 

  1. Tầm quan trọng của hình ảnh 

Trong thời kỳ số hóa và truyền thông như hiện tại, hình ảnh có vai trò vô cùng quan trọng trong việc truyền đạt thông điệp. Theo nghiên cứu thì não bộ của con người tiếp thu hình ảnh nhanh hơn 60.000 lần so với thông tin bằng văn bản thông thường. Từ đây có thể thấy việc dùng hình ảnh để truyền đạt thông điệp sẽ mang lại kết quả khả quan hơn và dễ dàng tiếp cận người xem. 

  1. Thu nhập và con đường thăng tiến

Đối với ngành thiết kế đồ họa thì không chỉ yêu cầu khả năng sáng tạo, gu thẩm mỹ đi kèm với những kiến thức sâu rộng về thiết kế mà nó còn đòi hỏi kỹ năng giao tiếp và đàm phán. Nếu biết đàm phán thì mức lương của bạn sẽ khác với mức lương của những Designer khác. 

Ngoài ra, nhà thiết kế đồ họa muốn có mức lương cao thì họ phải đáp ứng được những yêu cầu của nhà tuyển dụng đó là có kinh nghiệm và kỹ năng chuyên sâu trong công việc. Đối với con đường thăng tiến trong ngành này cũng rất đa dạng từ thiết kế chính, quản lý dự án, trưởng phòng thiết kế, …thậm chí sau một thời gian làm việc tại công ty, tích lũy đủ kiến thức và vốn, bạn cũng có thể khởi nghiệp và tự lập công ty thiết kế riêng. 

  1. Sáng tạo thỏa thích và làm việc tự do 

Ngành nghề này cho phép mỗi cá nhân thể hiện sự sáng tạo cũng như sở thích và cá tính của Designer. Khi theo đuổi ngành này nhà thiết kế sẽ được tham gia vào nhiều dự án lớn nhỏ khác nhau, từ việc thiết kế logo, xây dựng thương hiệu việc tạo giao diện tương tác cho người dùng, thiết kế bìa sách, poster, logo, ấn phẩm in ấn,… và vô số các dự án khác. 

Thiết kế đồ họa cũng là một ngành nghề năng động và trẻ trung, các designer có thể tự do và linh hoạt làm việc từ xa, tại các nơi yên tĩnh hoặc bất cứ nơi nào mà bạn yêu thích, đây gọi là hình thức Freelance. Ngành nghề này là lĩnh vực sáng tạo ra những sản phẩm thú vị đồng thời mang lại trải nghiệm sáng tạo cho người trong ngành. 

Công việc của một Graphic Designer

Tìm hiểu về những công việc hằng ngày của một Graphic Designer

Sau khi tìm hiểu Graphic Design là gì thì ta sẽ cùng đến với chuyên mục phân tích công việc hằng ngày của các Designer để có cái nhìn hoàn thiện nhất về ngành này nhé. 

Về cơ bản, công việc của một Graphic Designer sẽ bao gồm: 

Thiết kế đồ họa có vai trò quan trọng trong việc tạo ra các ấn phẩm truyền thông như banner, Bover, Infographics,… nhằm phục vụ cho công tác quảng bá website và các mạng xã hội. Đối với ngành này thì các Designer sẽ làm việc trực tiếp với các Content Writer để tạo nên các sản phẩm thiết kế phù hợp với những nội dung trên blog và các trang mạng xã hội khác của công ty. Công việc còn gồm cả thiết kế video giới thiệu sản phẩm và hướng dẫn sử dụng. 

Các yêu cầu tối thiểu đối với ngành Graphic Design

  • Tốt nghiệp cao học hoặc tốt hơn là bậc Đại học chuyên ngành Thiết kế Đồ họa
  • Thành thạo các phần mềm chỉnh sửa và tạo video như Photoshop, Illustrator, Adobe Premiere,…
  • Kinh nghiệm trong ngành 
  • Sáng tạo, có gu thẩm mỹ tốt và tư duy thiết kế hiện đại 
  • Cẩn thận, tỉ mỉ và sẵn sàng cải thiện sửa chữa
  • Có kỹ năng giao tiếp và truyền đạt thông tin tốt
  • Có khả năng làm việc nhóm cũng như độc lập

Thiết kế đồ họa gồm những mảng nào  

Thiết kế đồ họa hẳn là một từ khá chung và nó cũng bao hàm nhiều yếu tố. Các nhà thiết kế đồ họa cần có những kỹ năng chuyên môn phù hợp cho từng mảng mà họ lựa chọn để phù hợp với từng lĩnh vực nhằm tạo ra các sản phẩm thiết kế đầy sáng tạo và thu hút.

  1. Logo – Identity (Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu)

Hiện nay mỗi doanh nghiệp đều cần cho mình một bộ nhận diện thương hiệu riêng để truyền tải thông điệp cũng như giới thiệu sản phẩm của mình đến với công chúng.  Đây còn được xem là “Gương mặt đại diện” khi khách hàng sẽ nhớ đến sản phẩm và doanh nghiệp mỗi khi thấy hình ảnh bao bì của mặt hàng trên thị trường. 

Để làm được điều này doanh nghiệp cần phải nhờ đến sự hỗ trợ của các Designer. Họ sẽ phụ trách sáng tạo các hình ảnh đồ họa, thiết kế ra logo, kết hợp màu sắc chữ viết một cách độc đáo và ấn tượng để phù hợp với thông điệp mà doanh nghiệp muốn gửi gắm vào. 

Ngoài ra trong quá trình làm việc Designer cũng cần có những kỹ năng giao tiếp, những hiểu biết cơ bản về khách hàng, doanh nghiệp, đối thú cạnh tranh đồng thời cập nhật những xu hướng thiets kế mới ở nhiều mảng như Marketing, Branding, giao tiếp,…

Để khách hàng có thể dễ dàng nhận diện ra doanh nghiệp, Designer cần thiết kế được một bộ nhận diện thương hiệu như sau: 

  • Nhận diện thương hiệu cốt lõi bao gồm tên thương hiệu, logo, slogan,…
  • Nhận diện văn phòng cơ bản như danh thiếp, phong bì thư, thẻ nhân viên, đồng phục,…
  • Nhận diện dựa trên bao bì nhãn mác 
  • Nhận diện ứng dụng môi trường như biển hiệu phòng ban, biển quảng cáo,…
  • Ấn phẩm truyền thông tĩnh như Brochure giới thiệu sản phẩm, poster quảng cáo, tờ rơi quảng cáo,…) 
  • Ấn phẩm truyền thông động như website công ty, banner chạy quảng cáo, landing Pages,…
  1. Tiếp thị và thiết kế quảng cáo ( Business & Advertising) 

Để tạo được độ nhận diện thương hiệu cao cũng như để khách hàng biết đến sản phẩm, dịch vụ của công ty thì bất cứ công ty nào cũng phải liên tục triển khai các hoạt động quảng cáo và tiếp thị sản phẩm. Những hình ảnh được design cho quảng cáo cần ngắn gọn, xúc tích về thông điệp đồng thời phải cân bằng được màu sắc và hình vẽ sao cho sống động và thu hút người xem nhất nhằm tăng lượng tương tác, mua sắm của khách. 

  1. Thiết kế giao diện web và ứng dụng 

Giao diện của website và ứng dụng được xem như “bộ mặt” của doanh nghiệp trên các nền tảng mạng xã hội và online. Khi công ty sở hữu một website hay app có giao diện hợp mắt, tiện lợi và hiện đại thì đây sẽ là một lợi thế rất lớn khi cạnh tranh với đối thủ khác cũng như ghi điểm trong mắt khách hàng. 

Vì vậy dưới tư cách là một Graphic Designer cho website và app, bạn cần phải thành tạo các phần mềm đồ họa cũng như trang bị những kiến thức về ngôn ngữ lập trình như : HTML, JavaScript, CSS,… Bên cạnh đó bạn còn phải làm việc chặt chẽ với UX UI để tạo ra giao diện thu hút người dùng nhất. 

  1. Thiết kế bao bì và nhãn mác

Bên cạnh chất lượng sản phẩm thì bao bì nhãn mác là một yếu tố quyết định lượng mua của sản phẩm, nó giúp doanh nghiệp gửi gắm những thông điệp, đồng thời làm tăng độ nhận biết về thương hiệu cũng như hình ảnh doanh nghiệp trên thị trường. 

Thiết kế bao bì bao gồm nhiều lĩnh vực như trong thức ăn nhanh, hàng tiêu dùng, mỹ phẩm,… Các nhà thiết kế ở mảng bao bì phải linh hoạt cập nhật xu hướng và thị hiếu của khách hàng để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu từ nhà sản xuất. 

  1. Thiết kế ấn phẩm in ấn 

Đây cũng là mảng hot không kém hiện nay và để làm tốt ở mảng này thì ngoài kỹ năng chuyên môn, designer còn phải tìm hiểu và nắm vững kiến thức về thuật ngữ báo chí, biết cách quản lý màu, in ấn và các thông số kỹ thuật số. Sách, báo chí, tạp chí in truyền thống,… đều là những tác phẩm tiêu biểu khi nhắc đến lĩnh vực in ấn và xuất bản. 

Mức lương tham khảo của Designer

Không chỉ đối với ngành Graphic Design mà bất kể ngành nào đều sẽ có những mức lương khác nhau tùy thuộc vào kỹ năng, kinh nghiệm và những thành tựu bạn đã đạt được. 

  • Yêu cầu từ 0 – 1 năm kinh nghiệm: 10 – 15 triệu/ tháng 
  • Yêu cầu vị trí từ 1 – 2 năm kinh nghiệm: 11 – 17 triệu đ/tháng.
  • Yêu cầu vị trí trên 3 năm kinh nghiệm: 18 – 28 triệu đ/tháng.

Đối với những công ty không đánh giá dựa trên số năm kinh nghiệm thì bạn nên đầu từ một bản Portfolio sao cho chuyên nghiệp và hoàn chỉnh nhất, cố gắng nêu ra những dự án thành công của bản thân cũng như những thiết kế mà bạn đánh giá cao nhất, với một profile hấp dẫn như vậy bạn sẽ dễ dàng “deal” lương với nhà tuyển dụng hơn. 

Các kỹ năng của Graphic Designer 

Các kỹ năng cơ bản khi bắt đầu sự nghiệp Thiết kế đồ họa 

  1. Bổ sung kiến thức và kỹ năng chuyên môn: 

Trước khi bắt đầu với ngành Graphic Design bạn cần tìm hiểu và nắm vững các kiến thức, lý thuyết cơ bản về thiết kế đồ họa. Tìm tòi về các định nghĩa như: nguyên tắc, nguyên lý thiết kế, xây dựng ý tưởng,… Đừng quên học thêm về cách sử dụng các phần mềm quan trọng như Adobe Photoshop, Illustrator,…

  1. Trau dồi thêm kỹ năng mềm: 

Đừng quên luyện tập thêm các kỹ năng mềm như sáng tạo, đàm phán, phân tích ý kiến, lắng nghe, quản lý thời gian và làm việc nhóm. Điều này giúp bạn tương tác với khách hàng và đồng nghiệp tốt hơn đồng thời tiết kiệm thời gian hơn trong quá trình thiết kế. 

  1. Thử sức ở những dự án riêng: 

Qua các bước học hỏi phía trên bạn đã có thể “nâng cấp” bản thân qua những dự án thiết kế riêng nhằm rèn luyện kỹ năng và đúc kết thêm kinh nghiệm. Bạn có thể làm các thiết kế miễn phí cho người thân và bạn bè để nâng cao tay nghề hoặc tìm thêm các job tự do để có thêm thu nhập. 

  1. Xây dựng Portfolio: 

Bước cuối cùng để bạn có thể tiếp cận với những doanh nghiệp là xây dựng một bản Portfolio thật xịn sò để thu hút người xem và chứng minh mình là một Designer thực thụ. 

Các kỹ năng chuyên môn 

  1. Nguyên tắc thiết kế: 

Có vốn hiểu biết sâu sắc về các nguyên tắc thiết kế là một điều vô cùng cần thiết với bất kỳ Designer nào. Khi áp dụng đúng nguyên tắc, họ có thể dễ dàng tạo ra một bản thiết kế hoàn thiện với sự kết hợp màu sắc, hình ảnh và các yếu tố khác một cách hài hòa. 

  1. Khả năng lên ý tưởng: 

Việc thiết kế đòi hỏi tính sáng tạo cực kỳ cao. Ý tưởng luôn là yếu tố quan trọng với các Designer. Ý tưởng có thể đến từ nhiều thứ thông qua việc quan sát, học hỏi hoặc đột ngột nảy ra. Designer cũng phải nghiên cứu thật kỹ các yêu cầu, thiết kế demo trên nháp, chỉnh sửa theo ý khách hàng và hoàn thiện sản phẩm. 

  1. Kiến thức về Brand: Để nắm được những kiến thức về Brand thì bạn cần phải hiểu khái niệm, yếu tố cốt lõi của brading, mục tiêu và giá trị, xác định đối tượng khách hàng,…
  2. Typography: Một bố cục, màu sắc và chữ viết phù hợp sẽ góp phần tạo nên sự hài hòa và thu hút với người xem
  3. UI/UX Design: Do nhu cầu trải nghiệm của người dùng trên website và ứng dụng tăng cao nên đã góp phần tạo ra nhu cầu ngày càng cao cho UX/UI Design. Nếu nắm được những kiến thức trong ngành này, Graphic Designer sẽ có thêm cơ hội nghề nghiệp cũng như nhận được mức lương cạnh tranh hơn. 

Các phần mềm đồ họa

Dưới đây là những phần mềm đồ họa cốt yếu và quan trọng nhất được xếp từ cao xuống thấp, nếu đã quyết định gắn bó với nghề Designer thì bạn tuyệt đối không được bỏ qua các công cụ này: 

1. Adobe Photoshop: Phần mềm chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp 

2. Adobe Illustrator: Phần mềm đồ họa vector

3. Adobe Indesign: Phần mềm dành cho việc thiết kế trang và sắp xếp in ấn

4. CorelDraw: Công cụ hỗ trợ vẽ nên các hình ảnh vector, biểu đồ, logo, biểu ngữ,…

5. GIMP:  Phần mềm chỉnh sửa hình ảnh mã nguồn mở và miễn phí được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực thiết kế đồ họa

6. 3Ds Max: Là công cụ hỗ trợ cho việc mô hình hóa 3D, animation, rendering và tạo các hiệu ứng ảnh động. 

Kết luận

Qua bài viết này ta cũng đã hiểu hơn phần nào về ngành nghề hot hit này rồi phải không. Tuy nhiên để trở thành một Designer thành công thì không phải chỉ qua một bài viết là đã có thể hướng dẫn đầy đủ, BLITZ sẽ còn cung cấp thêm nhiều bài viết khác xoáy sâu vào từng mục chính trong ngành Designer và đưa ra những lời khuyên hữu ích nhất.