12 Cách đặt tên thương hiệu chuẩn không cần chỉnh bạn nên biết

Bạn đã biết cách đặt tên thương hiệu sao cho ý nghĩa và hay chưa? Nếu bạn đang ấp ủ những ý tưởng thành lập doanh nghiệp thì hãy xem qua 12 cách đặt tên chuẩn nhất dưới đây nhé.

Tên của thương hiệu là một trong những bước đầu tiên để bạn có thể thành lập ra được doanh nghiệp của bạn. Đồng thời chúng cần phải tạo được một thương hiệu riêng của chính mình để cùng phân biệt với những tên gọi khác. Bạn có thể đặt tên cho thương hiệu của mình bằng nhiều cách khác nhau như tên cá nhân, tên sản phẩm của doanh nghiệp, tên cá nhân kết hợp địa danh, tên dựa vào đặc điểm của doanh nghiệp,.. Những cách đặt tên thương hiệu này đều rất phổ biến nhưng chúng được diễn đạt như thế nào thì hãy tìm hiểu ngay dưới đây nhé.

12 Cách đặt tên thương hiệu chuẩn không cần chỉnh bạn nên biết

1. Tầm quan trọng của cách đặt tên thương hiệu

Đặt tên thương hiệu chúng có rất nhiều ý nghĩa quan trọng, nó vừa là tên gọi để bạn phân biệt được doanh nghiệp của mình mà nó còn là cách bạn xây dựng được một thương hiệu cá nhân hiệu quả nhất. Nếu như sản phẩm của bạn nổi tiếng thì doanh tiếng của thương hiệu của bạn cũng được phát triển từ đó. Đặt tên cho một thương hiệu là để bạn khẳng định được rằng bạn khác biệt và thương hiệu của bạn thật sự uy tín.

Tầm quan trọng của đặt tên thương hiệu

Ngoài ra, khi đặt tên thương hiệu, chúng ta cũng cần đòi hỏi nhiều yếu tố. Trong đó, yếu tố quan trọng nhất là chúng cần phải có ý nghĩa, mang đến sự ấn tượng cho người đọc. Đồng thời đặt tên doanh nghiệp nên ngắn gọn và xúc tích. Âm thanh của những tên gọi đó phải dễ nghe và âm điệu nhẹ nhàng. Bạn cũng có thể đặt tên cho doanh nghiệp của mình bằng tiếng Anh hoặc nhiều cách đặt tên thương hiệu khác nhau khác. Một điểm cần lưu ý là nếu bạn muốn đưa tên của mình vào trong logo thì nên lựa chọn những tên ngắn gọn để có thể thiết kế dễ dàng trong logo của mình. 

2. 12 cách đặt tên thương hiệu chuẩn không cần chỉnh 

Không còn gì tốt hơn nếu như chúng tôi đưa ra cho bạn một loạt những cách đặt tên thương hiệu mà được đánh giá là chuẩn nhất. Bạn sẽ có những ý tưởng đặt tên cho thương hiệu của mình một cách đơn giản và nhanh chóng nhất nhờ vào các mẫu và cách thức đặt tên như sau: 

Cách 1: đặt tên theo tên cá nhân của chủ doanh nghiệp 

Nhiều doanh nghiệp rất thích cách đặt tên thương hiệu bằng tên của mình. Điều này cũng nhằm khẳng định được niềm tự hào của chính họ đã làm nên được một thương hiệu cá nhân có giá trị và phát triển nhất. Phần là khi đặt tên bằng tên cá nhân, chúng ta cũng dễ dàng có dấu ấn hơn. Cách đặt tên theo tên cá nhân bạn chỉ nên đặt theo tên hoặc tên kèm họ, hoặc cũng có thể đảo ngược lại tên trước họ sau để gây ấn tượng hơn cho người đọc. 

Đặt tên theo tên cá nhân của chủ doanh nghiệp

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng tên gọi là tên thường ngày của bạn hoặc biệt danh để đặt tên cho thương hiệu của mình. Một số ví dụ cho cách thức đặt tên này như: quán cô Bảy, quán nướng Mập,.. Đặt tên theo tên cá nhân như: Kim Phát, Hoàng Gia, Phát Đạt,… 

Cách 2: đặt tên theo đặc trưng của sản phẩm 

Cách đặt tên thương hiệu theo đặc trưng của sản phẩm tức là bạn sẽ dựa vào những đặc điểm mà mặt hàng của bạn đang bán hoặc dịch vụ của bạn để có thể đặt tên cho chúng: timviecnhanh24h,..  Tuy nhiên, cách đặt tên này chỉ phù hợp cho những mặt hàng kinh doanh chưa được nhiều người biết đến, chúng không có sự cạnh tranh trong thị trường.

Đặt tên theo đặc trưng của sản phẩm

Cách 3: đặt tên theo địa chỉ và địa danh 

Đặt tên doanh nghiệp theo địa danh và địa chỉ được áp dụng khi người ta đã biết được địa danh đó có những sản phẩm hay cái gì đặc trưng nhất. Như vậy thì việc đặt tên theo địa danh của bạn cũng sẽ gửi cho người nghe được sự uy tín hoặc những đặc điểm của địa danh đó là gì. Cách đặt tên thương hiệu theo địa danh và kết hợp thêm sản phẩm của họ như: Lụa Hà Đông, Gà Khánh Kỳ, Gốm Bát Tràng,.. Chỉ cần nói đến những địa danh đó, bạn cũng sẽ cảm nhận được sự chất lượng và uy tín của sản phẩm 

Các thương hiệu sử dụng cách đặt tên thương hiệu theo địa danh và địa chỉ mà bạn có thể tham khảo như: 

  • Kinh doanh đặc sản: Một số tên gọi đã trở thành thương hiệu khi nhắc đến như: Chè Thái Nguyên, Hồng Đà Lạt, Mè xững Huế,.. 
  • Tên địa danh để chỉ nguồn gốc của sản phẩm như: Đồng Tâm Long An 
  • Công ty của bạn hoạt động liên doanh với một công ty nước ngoài khác thì có thể lấy tên hai nước để đặt tên cho thương hiệu như: Việt-Nhật, Việt-Hàn,…
  • Sử dụng tên của tỉnh thành để đặt tên cho thương hiệu: Bia Sài Gòn, Bánh Mì Sài Gòn,… 

Tuy nhiên, cách đặt tên thương hiệu này lại quá chung và chúng sẽ không thể phân biệt được bạn là ai và hoạt động trong lĩnh vực gì. Khách hàng cũng sẽ tìm ra được những tên gọi cũng như bạn nhưng họ lại không phân biệt được doanh nghiệp của bạn là ai để họ có thể gắn bó và trung thành hơn. 

Cách 4: sử dụng từ viết tắt của tên thương hiệu để đặt tên 

Thông thường, cách đặt tên thương hiệu này phổ biến với các tên doanh nghiệp bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, ngày nay chúng càng trở nên phổ biến hơn tại thị trường Việt Nam. Một số thương hiệu và doanh nghiệp nổi tiếng hiện nay sử dụng cách đặt tên này như: Vinaphone, Vinamilk, Vinaconex, Vingroup, Vinhomes,.. hãy chữ viết tắt của những chữ cái đầu trong tên của doanh nghiệp đó như: ACB, TP, VNDEX,.. 

Cách đặt tên thương hiệu
Sử dụng từ viết tắt của tên thương hiệu để đặt tên

Cách 5: đặt tên dựa vào đặc điểm của cửa hàng 

Cách đặt tên này rất thích hợp cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ăn uống, giải khát,.. Bạn có thể dựa vào những đặc điểm của quán bạn có những điểm gì nổi trội và nó tạo nên một biểu tượng riêng cho thương hiệu của bạn thì có thể đặt tên thương hiệu theo đặt điểm đó. Ví dụ như: tiệm bánh sấy xay gió, quán cây đa,… 

Cách 6: đặt tên theo quy mô 

Nếu doanh nghiệp của bạn hoạt động ở quy mô lớn, cửa hàng hoặc những chi nhánh của bạn cũng mang tầm cỡ thì có thể sử dụng cách đặt tên thương hiệu theo quy mô kinh doanh của bạn như: siêu thị máy tính, thế giới di động,,.. Tuy nhiên, phương pháp và cách đặt tên thương hiệu này chỉ áp dụng được cho công chúng 

Cách 7: đặt tên theo liên tưởng của bạn 

Bạn có thể dựa vào các đặt điểm của doanh nghiệp để có thể đặt tên cho thương hiệu của mình. Dựa vào sự liên tưởng của bạn về sản phẩm mà bạn đang bán. Nếu như bạn bán các thiết bị máy lạnh thì có thể đặt tên là Windy, bán máy sưởi thì đặt tên là heat,… điểm chính của những tên gọi này là làm nổi bật lên được đặc điểm cũng như lợi ích mà sản phẩm của họ mang lại. Bán quạt thì đặt tên là windy vì nó mang gió đến cho bạn. Đó là sự liên tưởng cho khách hàng khi đọc tên thương hiệu của bạn. 

Cách 8: đặt tên thương hiệu theo các từ gợi nhắc 

Sử dụng những từ gọi nhắc để có thể tạo ra được ý nghĩa cho tên thương hiệu của bạn. Nó có thể gợi về hình ảnh , ví dụ một số cách đặt tên thương hiệu theo cách này như: 

  • Các loài vật: Phomai con bò cười, sữa Cô gái Hà Lan, mì Gấu Đỏ,.. 
  • Các loài hoa: Thời trang Daisy,.. 
  • Các vì sao: Sao mộc, sao thủy, Sao Kim, 
  • Các vị thần: Zeus, Venus, Mặt Trời, shiva…

Cách 9: đặt tên gợi lên sự tò mò 

Cách đặt tên thương hiệu theo cách này quả thật cần phải có tư duy suy hài hước cũng những từ ngữ tượng hình để diễn đạt được những ý định của doanh  nghiệp bạn. Từ đó, chúng có thể tạo ra được sự tò mò của các người xem để chú ý hơn đến thương hiệu của bạn. Bạn có thể đặt một cái tên không liên quan gì đến sản phẩm của mình hoặc những cái tên tạo sự tò mò khác cho người nghe. 

Mốt ví dụ như BaDuNo là tên gọi của cửa hàng bán bánh đúc. Họ đã viết tắt từ để tạo nên sự thắc mắc và tò mò của người đọc khi đọc về thương hiệu này. Chúng còn nghe rất lạ và làm thu hút được sự chú ý hơn. 

Cách 10: đặt tên theo tính từ diễn tả doanh nghiệp

Bạn cũng có thể sử dụng những tính từ để có thể diễn đạt được những ý nghĩa của thương hiệu ủa bạn. Nếu bạn muốn doanh nghiệp của mình làm ăn phát triển và thành công thì có thể sử dụng những tên gọi có ý nghĩa về sự phát tài, phát lộc như: Tài Lộc, Thịnh Phát, Thịnh Vượng, Thành Công,.. Đa phần các doanh nghiệp tại Việt Nam thương áp dụng cách đặt tên thương hiệu này vì chúng mang đến sự tài lộc và cũng năm trong cái tên hợp phong thủy nhất, giúp họ làm ăn phát đạt hơn. 

Đặt tên theo tính từ diễn tả doanh nghiệp

Cách 11: đặt tên theo tiếng nước ngoài 

Bạn có thể sử dụng tiếng nước ngoài để đặt tên cho thương hiệu của mình. Chúng vừa mang tính quốc tế hóa mà làm cho doanh nghiệp của bạn có được sự chuyên nghiệp hơn. Nhiều người Việt Nam rất chuộng ngoại và đó là lý do vì sao tên thương hiệu tiếng Anh lại đem đến sự chuyên nghiệp và uy tín hơn cho doanh nghiệp của bạn. 

Một số tên thương hiệu có tiếng nước ngoài như: Owen, Adam Store, Torano,… chúng vừa ngắn gọn mà còn tạo ra được sức hút cho khách hàng. 

Cách 12: đặt tên theo phiên âm thanh 

Bạn cũng có thể sử dụng tên thương hiệu của mình bằng các âm thanh quen thuộc nhưng chúng cần đảm bảo là phản ánh được những đặc điểm mà sản phẩm của doanh nghiệp bạn. Các tên gọi của cách đặt tên thương hiệu này như: 

  • Tiktok
  • Cốc Cốc
  • Cuccu
  • Tacke

Những từ này có thể tạo được ra sự liên tưởng về âm thanh làm cho người nghe cảm thấy thú vị hơn và rất dễ dàng để nhận được sự thu hút và ghi nhớ từ họ. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng phù hợp với tên gọi trên, vì dịch vụ hay sản phẩm bạn làm cần có những đặc điểm tạo ra âm thanh đó thì mới đáng nhớ. 

3. Những sai lầm cần tránh khi đặt tên cho thương hiệu 

Khi đặt tên thương hiệu, bạn sẽ rất hay nhầm lẫn về các từ của mỗi vùng miền và địa phương. Do đó, bạn cần phải sử dụng từ ngữ quốc dân, và không sử dụng những từ tối nghĩa và dễ gây hiểu lầm hoặc ảnh hưởng đến nhận thức của người dùng. Có thể lấy một ví dụ về các sai lầm về ngữ âm trong tên gọi của thương hiệu như: một doanh nghiệp thiết đặt tên của mình là Tăng Tốc, nhưng khi được in trên các ấn phẩm hay truyền thông họ đã bỏ lược dấu và có tên là “ Tang Toc”. Điều này đã gây ra sự hiểu nhầm nghiêm trọng và làm ảnh hưởng đến nhận thức của người xem về thương hiệu này. 

Những sai lầm cần tránh khi đặt tên cho thương hiệu

Không một ai muốn thương hiệu của mình sẽ trở thành một điều gì tồi tệ. Chúng được xây dựng ra là để tạo ra sự khác biệt trong nhận diện cũng như các cách thức của khách hàng về thương hiệu của họ. Chính vì thế mà những doanh nghiệp đang có ý định đặt tên cho thương hiệu của mình cần tránh sử dụng những tên gọi mang tính hiểu nhầm. Bạn có thể thử bỏ dấu tên thương hiệu của mình và đọc lại chứng xem có thay đổi về mặt ý nghĩa hay sự hiểu lầm nào không trước khi đăng ký chính thức nhé. Tóm lại, cách đặt tên thương hiệu trên đây là cách chuẩn xác nhất mà bất kể doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng để đặt tên cho thương hiệu của mình được. Mong rằng, với những chỉ dẫn trên, các bạn có thể tạo ra được cho mình những tên gọi phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình nhé.