Brand Guidelines được xác định là một trong những thành phần quan trọng nhất trong chiến lược định vị thương hiệu. Một bộ Brand Guidelines chuẩn sẽ giúp duy trì sự nhất quán thương hiệu trong tiềm thức khách hàng và cung cấp thêm nhiều lợi ích quan trọng khác. Bài viết này sẽ tổng hợp cách sử dụng các yếu tố như quy định về logo, font chữ, màu sắc cũng như cách thức sử dụng hình ảnh và nguyên tắc thiết kế.
Định nghĩa về Brand Guidelines trong thiết kế
Brand Guidelines còn được gọi là Bộ quy chuẩn thương hiệu hay Bộ nhận diện thương hiệu, nó là hệ thống tổng hợp những đặc điểm độc đáo, các dấu hiệu nhận biết và hình ảnh liên quan đến thương hiệu một cách toàn diện nhất. Nhờ vào nó mà doanh nghiệp mới có thể duy trì được tính nhất quán trong việc xây dựng cũng như phát triển quảng bá thương hiệu trên các kênh đại chúng.
Bạn nên hiểu rõ rằng Brand Guidelines không chỉ đơn thuần gồm logo và slogan. Nó còn bao gồm nhiều yếu tố như màu sắc đặc trưng, font chữ, hình ảnh và cả ý nghĩa của thương hiệu. Những yếu tố này góp phần xây dựng nên bản sắc riêng cho thương hiệu, giúp nó trở nên đặc trưng và giúp phân biệt giữa các nhãn hàng khác nhau.
Tạo ra bộ quy chuẩn thương hiệu toàn diện đòi hỏi người sáng tạo đầu tư không chỉ về mặt thời gian mà còn về công sức. Điều này là một thách thức lớn đối với nhà quản lý thương hiệu, nhất là khi họ phải đảm bảo tính nhất quán trong việc thể hiện thương hiệu trên mọi nền tảng và những nơi tiếp xúc với khách hàng.
Tầm quan trọng của Brand Guideline với doanh nghiệp
Chỉ với việc nắm được các khái niệm của Brand Guideline thôi là chưa đủ mà bạn cần hiểu rõ chi tiết về tầm quan trọng của nó với toàn bộ quá trình kinh doanh.
Giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu hoàn chỉnh
Brand Guidelines cung cấp cung cấp chi tiết các thông tin về bản chất, sứ mệnh và định vị thương hiệu cho các bên liên quan từ quản lý cấp cao đến nhân viên cấp dưới. Nó giúp xác định đặc điểm cốt lõi nhằm phân biệt thương hiệu, hướng dẫn hành động để đạt được mục tiêu và tạo ra vị trí độc đáo trên thị trường. Đối với Brand Guidelines doanh nghiệp có thể xây dựng câu chuyện thương hiệu cho riêng mình, tạo ra sự kết nối vững chắc giữa thương hiệu và khách hàng, tăng độ nhận diện và tạo ấn tượng tốt trong lòng người dùng.
Tính thống nhất trong các hoạt động
Một yếu tố quan trọng giúp các thương hiệu lớn thành công và tạo được độ nhận diện cao hơn các thương hiệu khác là nhờ vào tính nhất quán trong hoạt động thương hiệu. Để có thể đạt được điều này, việc xây dựng và áp dụng Brand Guidelines là việc không thể thiếu.
Brand guidelines bao gồm những quy chuẩn chung về thiết kế logo, slogan, hình ảnh, kiểu chữ cũng như màu sắc thương hiệu,…Bộ quy chuẩn này được áp dụng chung cho hầu hết các chiến dịch tiếp thị và truyền thông. Nhờ đó đảm bảo được tính thống nhất trong các hoạt động thương hiệu dù là marketing mảng online hay offline.
Tiết kiệm thời gian và ngân sách
Khi có Brand guidelines rõ ràng, một doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho việc thiết lập cũng như lập ra những kế hoạch cho dự án. các quy chuẩn này giúp đơn giản hóa quy trình và đảm bảo tính thống nhất cho các hoạt động chung của thương hiệu. Nhờ vào đó mà quá trình thiết kế cũng như tạo lập nội dung trở nên nhanh chóng hơn và tiết kiệm được nhiều thời gian.
Bên cạnh đó, Brand guidelines cũng là nền tảng cơ sở vững chắc cho các chiến dịch truyền thông. Doanh nghiệp sẽ có thể áp dụng các quy chuẩn về thương hiệu để truyền thông liên tục trên các kênh khác nhau. Điều này giúp đảm bảo tính nhất quán trong mặt hình ảnh thương hiệu, cũng như tăng cường độ nhận diện và giúp thương hiệu vươn lên thành “top of mind” trong tâm trí khách hàng.
Brand Guidelines bao gồm những gì?
Thực tế không có brand guidelines nào là hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên các Brand guidelines thường có một số yếu tố cơ bản không thể thiếu như:
- Tổng quan về doanh nghiệp: Gồm quá trình hình thành, phát triển, tầm nhìn sức mệnh và cả mục tiêu của doanh nghiệp.
- Sứ mệnh cốt lõi: Cam kết của doanh nghiệp đối với khách hàng của mình, mô tả được mục tiêu và tầm nhìn cốt lõi.
- Tiếng nói thương hiệu: Mô tả ngắn gọn về định hướng thương hiệu, thể hiện trong các văn bản hay tài liệu đến công chúng.
- Logo và cách sử dụng: Gồm bộ quy tắc thiết kế logo, kích thước, màu sắc,…
- Bảng màu thương hiệu: Danh sách các màu sắc được dùng cho thương hiệu, sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên.
- Kiểu chữ: Font chữ và cách trình bày tiêu đề, văn bản hay quotes.
- Hình ảnh: Gồm ví dụ minh họa nhằm định hướng phong cách thiết kế một cách tổng thể.
- Phối cảnh: Gồm các vật phẩm văn phòng như poster, brochure, danh thiếp,…
Những yếu tố trên đều đóng vai trò quan trọng góp phần tạo nên bộ quy chuẩn thương hiệu chuyên nghiệp.
Nguyên tắc xây dựng nên bộ nhận diện thương hiệu
Nhằm hiểu rõ hơn vai trò của Brand Guidelines với hiệu quả hoạt động thương hiệu, các nhà quản lý nhãn hàng phải thực hiện xây dựng bộ quy chuẩn thương hiệu rõ ràng và nhất quán. Quá trình này đòi hỏi tuân theo những nguyên tắc nhất định như:
Quy tắc thiết kế Logo
Thiết kế Logo thương hiệu cần sự ấn tượng và để lại ấn tượng cho khách hàng. Vì vậy cần có một bộ hướng dẫn sử dụng logo như một tiêu chuẩn chung cho mọi loại tài liệu truyền thông. Bao gồm:
- Kích thước và màu sắc chuẩn của logo.
- Kích thước tối thiểu được chấp nhận
- Các biến thể của Logo
- Cách phối màu Logo trên nền khác nhau
- Khoảng cách và vị trí logo trên tài liệu truyền thông
- Hạn chế khi sử dụng logo như thay đổi font chữ, màu sắc, hình dáng logo,…
Dựa vào những hướng dẫn trên các chiến dịch tiếp thị sau sẽ đạt được sự nhất quán và tăng hiệu quả nhận diện thương hiệu.
Đồng bộ màu sắc
Màu sắc thương hiệu cũng là một yếu tố không thể không nhắc đến trong Brand Guidelines. Màu sắc đặc trưng giúp doanh nghiệp truyền tải được giá trị và tạo liên kết với mạch cảm xúc của khách hàng. Nếu thương hiệu không có bảng màu thương hiệu cụ thể, các tài liệu truyền thông sẽ bị rối mắt với nhiều màu sắc lộn xộn. Sự thiếu nhất quán cũng như không đồng bộ khiến khách hàng dễ nhầm lẫn và khó ghi nhớ về thương hiệu.
Chọn font phù hợp
Bên cạnh việc chú tâm vào logo và màu sắc thì font chữ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định diện mạo thương hiệu. Mỗi kiểu chữ sẽ mang đến cái nhìn và cảm nhận cho mỗi thương hiệu. Ví dụ mẫu chữ font thẳng và tối giản thể hiện sự lịch lãm và chuyên nghiệp. Còn kiểu chữ nghiêng, có nhiều đường cong lại thể hiện tính độc lập và sự trẻ trung.
Đọc thêm: Bật mí từ A đến Z về Graphic Design trong thời đại phát triển công nghệ truyền thông
Thống nhất hình ảnh thương hiệu
Một trong số các yếu tố giúp thu hút sự chú ý từ khách hàng đó là hình ảnh của thương hiệu. Hình ảnh chỉ cần đảm bảo được tính chuyên nghiệp, có khả năng gây ấn tượng và đồng đều thống nhất với nhau. Doanh nghiệp nên trả lời các câu hỏi sau khi cần đưa ra quy chuẩn cụ thể cho việc thiết kế hình ảnh ấn phẩm truyền thông:
- Màu chủ đạo của hình ảnh là gì?
- Sử dụng ảnh chụp hay animation?
- Concept ảnh là gì?
- Hiệu ứng nào được phép sử dụng?
Việc xây dựng các quy chuẩn về hình ảnh nhằm mục đích tạo dựng sự nhất quán và tính đồng bộ trong các tài liệu truyền thông. Điều này cũng giúp định hướng rõ ràng hơn hướng đi về mặt hình ảnh, đồng thời còn tạo ra khuôn khổ riêng để nhân viên tự do sáng tạo mà vẫn tuân thủ theo các quy định chung được đề ra.
Brand Guidelines mang đến rất nhiều giá trị quan trọng về thương hiệu, không chỉ ở phía tổ chức mà còn với các đối tác bên ngoài và đại chúng. Thiếu đi bộ quy chuẩn thương hiệu sẽ gây khó khăn rất lớn trong việc duy trì tính nhất quán cho các hoạt động doanh nghiệp. Hy vọng qua những thông tin từ BLITZ bạn sẽ có những kiến thức chi tiết hơn về Brand Guidelines cũng như các nguyên tắc cơ bản để xây dựng bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp.