Quy cách trình bày mẫu kế hoạch kinh doanh chuẩn xác cho Startup

Lập mẫu kế hoạch kinh doanh không khó nhưng để đảm bảo hiệu quả thì không đơn giản gì. Vậy nên bạn hãy tìm hiểu bài viết để bỏ túi thông tin hữu ích.

Lập kế hoạch kinh doanh luôn là bước quan trọng và cơ bản nhất đối với các doanh nghiệp khi mới bắt đầu hoạt động. Các nhà đầu tư, ngân hàng thường xem việc lên bản kế hoạch kinh doanh cụ thể là điều kiện cần thiết để xem liệu có nên cung cấp vốn cho doanh nghiệp mới không. Vậy để đảm bảo hiệu quả trong việc chuẩn bị ngay sau đây là các thông tin cần thiết khi lên mẫu kế hoạch kinh doanh tiêu chuẩn. 

1. Tại sao cần lên kế hoạch kinh doanh cụ thể

Để có thể đạt được mục tiêu, bất kỳ ý tưởng kinh doanh nào nếu muốn thành công cũng cần lập ra mẫu kế hoạch kinh doanh cụ thể. Bởi lẽ việc lên kế hoạch kinh doanh mang đến cho doanh nghiệp, công ty những giải pháp thiết thực. Trong đó điển hình như:

Lên kế hoạch kinh doanh rất quan trọng với doanh nghiệp
  • Là nền tảng cho doanh nghiệp thông qua giá trị cốt lõi để giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và mạnh mẽ hơn. 
  • Giúp doanh nghiệp có thể quảng cáo thương hiệu và nhận hỗ trợ đầu tư tài chính từ nhà đầu tư và ngân hàng. 
  • Một bản kế hoạch cụ thể còn giúp bạn đưa ra được những quyết định kịp thời và chính xác trong chiến lược phát triển.

2. Cần chuẩn bị gì khi lập mẫu kế hoạch kinh doanh

Trên thực tế để xây dựng được mẫu kế hoạch kinh doanh cụ thể và hoàn chỉnh không phải là điều đơn giản gì. Bạn cần phải chuẩn bị rất nhiều thứ để tối ưu bản kế hoạch của mình. Trong đó điển hình là:

  • Thu thập thông tin về số liệu như:
    • Mô hình kinh doanh
    • Quy mô doanh nghiệp
    • Tầm nhìn sứ mệnh
    • Thông tin về doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Quản trị rủi ro
  • Chuẩn bị những giấy tờ, tài liệu liên quan. Bao gồm:
    • Logo và nhận diện thương hiệu
    • Các tài liệu liên quan đến kế toán
    • Báo cáo luân chuyển tiền tệ 
    • Tài liệu phân tích ngành
    • Đối thủ cạnh tranh
  • Xác định đối tượng thực hiện: Người thực hiện có thể là bộ phận hành chính của doanh nghiệp. Hoặc đó có thể là sự kết hợp giữa các bộ phận có chuyên môn khác nhau.
Cần chuẩn bị nhiều nếu muốn bản kế hoạch kinh doanh hoàn thiện

3. 3 Nguyên tắc thiết yếu khi lập kế hoạch kinh doanh 

Ngoài ra để một mẫu kế hoạch kinh doanh thật hoàn chỉnh và chuẩn xác nhất, bạn cần bỏ túi các nguyên tắc khi xây dựng. Đây sẽ là căn cứ, là bước đệm sơ khai nhằm đảm bảo sự thành công. Và về cơ bản có 3 nguyên tắc cần và đủ bạn cần nhắm cho mình là:

Trình bày kế hoạch ngắn gọn

Đừng bao giờ bạn nghĩ rằng nêu ra tất cả những mục đích, những gì mình có trong mẫu kế hoạch kinh doanh là điều nên làm. Một bản kế hoạch dài dòng, lan man sẽ làm người xem khó chọn lọc thông tin, thậm chí là bỏ dở vì nhàm chán. 

Mục đích chính của việc lập mẫu kế hoạch chính là để quản lý dự án cũng như phát triển doanh nghiệp sao cho hiệu quả nhất. Chính vì thế bạn cần điều chỉnh, bổ sung liên tục và đảm bảo sự ngắn gọn, hiệu quả, súc tích nhất. Đặc biệt đối với những ý quan trọng, những ý chính bạn hãy tóm gọn một cách chỉnh chu, chú ý. 

Chú ý quy cách trình bày mẫu kế hoạch kinh doanh

Ngôn từ trong mẫu kế hoạch kinh doanh

Một mẫu kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh sẽ được gửi tới các nhà đầu tư, đối tác, sếp, nhân viên và thậm chí là khách hàng. Không phải ai cũng có thể hiểu được hết những thuật ngữ, danh từ riêng hay từ viết tắt trong bản kế hoạch ấy. Vậy nên trước lúc bắt tay vào lập kế hoạch bạn hãy xác định đối tượng hướng đến là ai. Sau đó, bạn sử dụng ngôn từ phù hợp cho mẫu kế hoạch của mình để nâng cao hiệu quả. 

Không lo lắng 

Một khi lập bản kế hoạch kinh doanh sự tự tin cũng là điều cần thiết bạn nên có. Bạn hãy bắt đầu với những kế hoạch sơ bộ sau đó triển khai chi tiết nhằm giảm thiểu những sai lầm. 

4. Quy cách trình bày mẫu kế hoạch kinh doanh bài bản cho Startup

Vậy một mẫu kế hoạch kinh doanh bài bản được thực hiện như thế nào là đúng chuẩn. Dưới đây là quy cách trình bày cụ thể, bạn hãy nhanh tay bỏ túi ngay cho mình. 

4.1. Tóm tắt bản kế hoạch

Một bản kế hoạch chính ước tính có thể lên tới hàng chục trang. Vì vậy nên bạn cần phải tóm tắt sơ bộ và cô đọng nhất các thông tin quan trọng để người xem dễ nắm bắt hết nội dung. Bạn có thể giành khoảng 1 – 2 trang giấy cho phần tóm tắt. Nội dụng nên có những thông tin như:

  • Ý tưởng
  • Mô tả sản phẩm/dịch vụ
  • Mục tiêu dự án
  • Đề xuất thị trường mục tiêu
  • Đối thủ cạnh tranh & điểm khác biệt
  • Dự đoán tài chính
Hãy tóm tắt bản kế hoạch rõ ràng

4.2. Mô tả doanh nghiệp

Tại phần này bạn hãy mô tả tất cả thông tin liên quan tới doanh nghiệp. Bao gồm như:

  • Lịch sử hình thành
  • Loại hình kinh doanh
  • Thành tựu
  • Cơ sở vật chất
  • Sứ mệnh
  • Mục tiêu chung
  • Triết lý kinh doanh

4.3. Thông tin về sản phẩm/dịch vụ

mẫu kế hoạch kinh doanh không chỉ trình bày mỗi thông tin doanh nghiệp mà bạn cũng phải đưa ra thông tin về sản phẩm/dịch vụ dự án. Bạn nên nhớ mở rộng các thông tin liên quan là:

  • Thông tin cụ thể về sản phẩm/dịch vụ hướng đến
  • Vấn đề mà sản phẩm/dịch vụ có thể giải quyết khi đưa ra thị trường
  • Lợi thế cạnh tranh như thế nào
  • Định giá sản phẩm/dịch vụ cẩn thận

4.4. Kế hoạch Marketing

Đây được xem là một trong 3 phần quan trọng nhất của một mẫu kế hoạch kinh doanh cụ thể. Bởi lẽ kế hoạch Marketing tác động trực tiếp đến sự thành bại của kế hoạch kinh doanh. Tốt nhất khi triển khai bạn nên lượng hóa những chỉ số Marketing cùng với mục tiêu chi phí, doanh thu và lợi nhuận. Và một kế hoạch Marketing hoàn chỉnh phải khái quát được các thông tin về:

  • Thị trường 
  • Khách hàng mục tiêu
  • Đối thủ cạnh tranh
  • Cách thức tiếp thị
  • Ngân sách cho chương trình Marketing
  • Tổ chức hoạt động Marketing
  • Dự đoán doanh thu 
  • ….
Đưa ra các thông tin chiến lược Marketing hoàn chỉnh nhất

4.5. Kế hoạch hoạt động

Trong mục kế hoạch hoạt động sẽ đưa ra những thông tin cụ thể về phương án triển khai. Nói một cách cụ thể hơn là cho người xem biết được chiến lược phát triển của kế hoạch. Vậy nên tại đây bạn hãy đưa đầy đủ các thông tin theo một cách rõ ràng, chính xác. Ví dụ như:

  • Phương thức sản xuất nếu như tạo ra các sản phẩm
  • Quy trình kiểm soát chất lượng 
  • Trụ sở hoạt động
  • Môi trường pháp luật với các giấy tờ liên quan
  • Vấn đề nhân sự
  • Thông tin nhà cung cấp
  • Chính sách tín dụng
  • Kiểm kê tồn kho

4.6. Cơ cấu tổ chức

Trên thực tế cơ cấu tổ chức như thế nào cũng tác động không nhỏ tới kế hoạch hoạt động chung trong giao tiếp, vận hành toàn bộ công ty. Vậy nên bạn cần chọn cơ cấu tổ chức theo mô hình phù hợp và lý tưởng nhất để đảm bảo hiệu quả tốt. 

Và tất nhiên quy cách trình bày cơ cấu tổ chức phải tuân thủ theo mô trình tự, logic. Bao gồm thông tin ban lãnh đạo, founder, co – founder, thông tin về các chuyên gia cố vấn hỗ trợ nếu có và cuối cùng là sơ đồ tổ chức hoạt động.

Lập cơ cấu tổ chức doanh nghiệp đầy đủ

4.7. Kế hoạch tài chính

Phần phân tích bạn có thể căn cứ vào báo cáo và các thông tin liên quan tới hoạt động bán hàng/dịch vụ của doanh nghiệp. Đồng thời cân đối kế hoạch sử dụng vốn. Ngoài ra còn nêu bật ra được dòng tiền dự tính, dự toán lỗ lãi và bảng cân đối kế toán dự tính. 

4.8. Phụ lục

Cuối cùng trong mẫu kế hoạch kinh doanh bạn cũng cần tích hợp thêm phụ lục. Nơi đây bao gồm những tài liệu mà bạn cho rằng sẽ quan trọng đối với người đọc. Ví dụ như bảng luân chuyển tiền tệ, giấy phép kinh doanh, các chứng chỉ đi kèm,…

5. Chú ý khi viết kế hoạch kinh doanh

Ngoài ra bạn cũng nên bỏ túi thêm cho mình một số lưu ý quan trọng dưới đây khi lập kế hoạch kinh doanh. Những lưu ý này sẽ cẩm nang hoàn chỉnh nâng cao hiệu suất thành công cho một bản kế hoạch xuất sắc.

5.1. Hãy phác thảo ý tưởng cơ bản trước

Trước khi xây dựng mẫu kế hoạch kinh doanh bạn nên bắt đầu từ việc phác thảo ý tưởng kinh doanh mà mình nghĩ ra. Bạn hãy đặt ra những câu hỏi và tự trả lời cho mình. Điều này sẽ giúp bạn xác định được các bước phác thảo bản kế hoạch kinh doanh. 

Đừng quên phác thảo ý tưởng trước khi lập mẫu kế hoạch kinh doanh

5.2. Lên ý tưởng kinh doanh rõ ràng

Một ý tưởng kinh doanh mang tính độc đáo sẽ khác xa với những triển khai ở thực tế. Điển hình nhất là rủi ro và thử thách đề ra. Thế nhưng nếu đã có một ý tưởng tốt, xây dựng được kế hoạch kinh doanh khả thi bạn sẽ đạt được một nửa thành công.

5.3. Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường luôn là bước quan trọng trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh. Việc kiểm tra, khảo sát sẽ giúp bạn biết được sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp có phù hợp xu hướng thị trường, khách hàng hay không. Qua đó, có thể đưa ra được phương án phù hợp nâng cao sự chuẩn xác thuyết phục đối tác. Sự thành công trong kế hoạch không chỉ dựa vào ý tưởng mà còn quyết định bởi chính khách hàng.

5.4. Tìm người có năng lực để được hỗ trợ

Bạn khó có thể xây dựng được một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh và chính xác một mình được. Thay vào đó, bạn hãy nhờ sự hỗ trợ từ các cộng sự có trách nhiệm, có năng lực, kinh nghiệm và chuyên môn. Nhờ vậy bạn có thể thực hiện công việc tối ưu, nhanh chóng, khắc phục được những lỗi sai mà bản thân không biết. Nhất là có thể hoàn thiện những điểm không phải thế mạnh của mình một cách hoàn thiện nhất. 

Hãy tìm cho mình người bạn đồng hành tốt nhất

Kiểm soát tài chính vững vàng

Nắm vững được kiến thức chuyên môn về tài chính, kế toán là chìa khóa giúp bạn xây dựng cho doanh nghiệp một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, việc bạn sử dụng được các phần mềm máy tính, kiểm soát dữ liệu,…thành thạo còn giúp những dự toán, dự trù thích hợp, nâng cao tính khả thi của kế hoạch. 

6. Những sai lầm nên tránh khi lên kế hoạch kinh doanh

Một khi lập kế hoạch kinh doanh bạn nhớ chú ý không nên vấp phải những sai lầm nghiêm trọng sau nếu muốn mang đến thành công. Đây là những đúc rút được các tiền bối đi trước kết tinh lại cho các hậu bối của mình. Cụ thể là:

  • Không nên dự tính lợi nhuận kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh quá cao
  • Bản kế hoạch tài chính, chiến lược kinh doanh mang tính sơ sài, không hoàn chỉnh
  • Mục tiêu kinh doanh, thị trường kinh doanh lẫn đối thủ cạnh tranh không nêu bật lên được. 
  • Đánh giá sai lầm các tiềm năng thị trường cũng như tiềm năng khách hàng
  • Vẽ ra cho mình một viên cảnh thị trường, kế hoạch kinh doanh quá lớn
  • Không hiểu rõ được mô hình hoạt động kinh doanh, thị trường phân phối
  • Không trình bày rõ được năng lực của doanh nghiệp, của kinh doanh

Trên đây là những thông tin cơ bản cho bạn cách lập mẫu kế hoạch kinh doanh bài bản và chuẩn xác. Giờ đây ắt hẳn bạn đã có được cho mình những thông tin hữu ích để xây dựng bản kế hoạch hoàn chỉnh rồi nhỉ.