Nguyên tắc đặt tên sản phẩm là điều mà mọi người chủ doanh nghiệp điều cần nắm dù là doanh nghiệp nhỏ hay lớn. Hãy cùng xem xét các nguyên tắc này nhé.
Nguyên tắc đặt tên sản phẩm là điều mà mọi người chủ doanh nghiệp điều cần nắm dù là doanh nghiệp nhỏ hay lớn. Một sản phẩm thành công phải dựa vào nhiều yếu tố, đặc biệt là chất lượng sản phẩm. Việc có một cái tên ấn tượng cho sản phẩm sẽ không chỉ để lại ấn tượng cho khách hàng mà hạn chế việc sản phẩm có thể bị lãng quên. Hãy cùng xem xét 8 nguyên tắc khi đặt tên sản phẩm mà ai cũng cần nắm.
1. 4 nguyên tắc đặt tên sản phẩm đầu tiên
Trong các nguyên tắc đặt tên sản phẩm, hãy cùng xem xét qua 4 nguyên tắc đầu tiên nhé:
1.1. Đặt tên sản phẩm dễ nhớ
Không gì có thể tuyệt vời hơn việc một sản phẩm mà ai cũng có thể nhớ đến, dù là tầng lớp nào trong xã hội. Và để làm được điều đó thì một sản phẩm phải cần có một cái tên dễ nhớ, một cái tên mà ai cũng có thể nhớ đến ngay lập tức.
Nếu sản phẩm là một hàng hoá tiêu dùng với phân khúc khách hàng rộng thì một cái tên ngắn gọn dễ nhớ sẽ là một trong những cách để lại cho khách hàng ấn tượng và từ đó dễ nhớ tên sản phẩm. Nguyên tắc là hãy đặt tên sản phẩm là nguyên âm hoặc là những từ có thể chứa điệp âm để mọi thứ dễ nhớ hơn cho khách hàng. Không chỉ dễ nhớ mà còn dễ tạo được ấn tượng.
Một ví dụ về tên sản phẩm dễ nhớ đó là các sản phẩm của thương hiệu thời trang Nike. Trước khi cái tên dễ nhớ này xuất hiện thì thương hiệu này được gọi tên là Blue Ribbon. So sánh giữa Blue Ribbon và Nike thì rõ ràng Nike là dễ nhớ hơn rất nhiều đúng không nào?
Về tên gọi Nike, có thể không phải người mua nào cũng biết rằng tên gọi này là tên của vị nữ thần chiến thắng trong thần thoại Hy Lạp nhưng đại đa số họ vẫn có thể dễ dàng nhận ra thương hiệu này.
1.2. Đặt những cái tên có ý nghĩa
Một cái tên ý nghĩa lúc nào cũng sẽ dễ dàng tạo ấn tượng trong tâm trí khách hàng hơn là những cái tên vô nghĩa hay thiếu đi ý nghĩa. Bên cạnh việc lấy tên của người sáng lập để đặt tên sản phẩm thì một doanh nghiệp luôn cố gắng chọn những cái tên có ý nghĩa để làm tên sản phẩm. Điều này là rất phổ biến trong thế giới kinh doanh từ xưa đến nay.
Ví dụ như tên sản phẩm lego vừa là tên sản phẩm vừa gắn với tên thương hiệu. Chữ Lego đáp ứng được nguyên tắc dễ nhớ với ý nghĩa có liên quan đến trò chơi này. Vì trong tiếng Đan Mạch thì Lego bắt nguồn từ cụm từ Leg Godt, dịch ra với ý nghĩa là “Chơi hay”.
1.3. Đặt tên sản phẩm có âm điệu
Lấy tên các vị thần cao siêu như các vị thần Hy Lạp nhiều lúc sẽ không hiệu quả vì không phải ai cũng biết và có kiến thức về các vị thần này. Ví dụ như đối với người tiêu dùng Á Đông thì tên các vị thần tại Bắc Âu hãy như địa danh nổi tiếng tại các quốc gia xa lạ thường sẽ không “chạm” đến tâm trí của khách hàng. Chính vì vậy mà nhiều doanh nghiệp đã đổi hướng chọn tên bằng cách chọn những cái tên gần gũi hơn, đó là những cái tên có âm điệu.
Việc lấy một cái tên có âm điệu sẽ tạo sự gần gũi, dễ tra cứu, thể hiện được đặc trưng của thương hiệu và còn dễ dàng đưa tên gọi của sản phẩm ra toàn cầu.
Một trong những cái tên thành công nhất đó là Google. Có thể thấy đây là một trong những sản phẩm hay tên thương hiệu dễ đọc và dễ nhớ nhất. Khi đọc tên âm điệu Google thì có thể nhận diện thương hiệu ngay lập tức và dường như là không thể nhầm lẫn với bất cứ thương hiệu nào khác hay sản phẩm nào khác trên thế giới.
Và có một điểm thú vị thì tên gọi Google có nguyên tên gốc là Googol (đọc theo đơn vị số học). Và rõ ràng âm điệu của Google là dễ đọc và dễ nhớ hơn nhiều so với Googol đúng không nào?
1.4. Không kỳ vọng tất cả mọi người đều yêu thích
Trong thế giới kinh doanh, ai cũng biết Steve Jobs, nhà sáng lập tập đoàn Apple là một gã cứng đầu. Ông là người đi tiên phong trong việc đặt những cái tên sản phẩm “quá thơ mộng” và điều này không phải ai cũng thích. Và cũng vì không kỳ vọng rằng ai cũng thích tên gọi của sản phẩm mà ông đã tạo nên một đế chế về thiết bị thông minh Apple giá trị hàng đầu thế giới.
Không chỉ với Apple, Jobs còn tạo ra một cái tên sản phẩm cực kỳ nổi tiếng nhưng cũng không “được lòng” tất cả mọi người đó là Pixar. Cái tên Pixar có tên ban đầu là The Graphic Group, một cái tên vô cùng chung chung nhưng từ khi đổi sang Pixar để gây ấn tượng mạnh mẽ. Thương hiệu này đã phát triển rực rỡ và bước tới thành công vượt bậc trong thế giới phim hoạt hình.
2. 4 nguyên tắc đặt tên sản phẩm tiếp theo
Trong việc đặt tên thì 4 nguyên tắc đặt tên sản phẩm tiếp theo sẽ như sau:
2.1. Đặt tên gắn liền với các liên tưởng
Hãy cùng nghe kể câu chuyện về một thương hiệu xe nổi tiếng đến từ Ý đó là Vespa. Có một dịp tình cờ vị chủ tịch của hãng Piaggio đã nghe thấy tiếng nổ của chiếc xe mới mà ông chế tạo, sau đó ông nói rằng “giống như tiếng đàn ong ấy nhỉ?”. Vì tiếng nổ mang tính liên tưởng ấy mà chiếc xe huyền thoại ra đời với tên gọi là Vespa, trong tiếng Ý thì Vespa nghĩa là “con ong”.
So với các dòng xe khác do Piaggio sản xuất thì dường như tên sản phẩm Vespa đã trở nên nổi bật và thành công hơn hẳn. Sự thành công đó chính là một cái tên gắn liền với sự liên tưởng nên người tiêu dùng lại càng dễ nhớ hơn.
2.2. Đặt một cái tên trực diện
Hãy cùng nói đến thương hiệu sản xuất máy bay hàng đầu thế giới là Airbus. Thực chất cụm từ Airbus là một cụm từ không độc quyền, nó là một thuật ngữ khá chung chung trong ngành công nghiệp hàng công. Nhưng cũng nhờ cái tên trực diện chung chung mà Airbus đã trở thành một cái tên dễ nhớ. Hiện nay thì Airbus đã trở thành một trong hai hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới bên cạnh Boeing.
Và không chỉ bỏ qua quan ngại cái tên quá chung chung là Airbus, các cổ đông của hãng hàng không này đã nhất trí là vẫn giữ cái tên Airbus để đảm bảo sự ngắn gọn, dễ hiểu và có tính trực diện cao. Từ đó thì khách hàng sẽ dễ nhớ tên thương hiệu và sản phẩm hơn.
2.3. Đặt tên theo xu hướng kể chuyện
Các thương hiệu thời trang thành công trên thế giới thường có nguyên tắc đặt tên sản phẩm theo kiểu kể một câu chuyện liên quan đến sản phẩm. Một trong những minh chứng thành công nhất đó là thương hiệu Victoria’s Secret. Câu chuyện của thương hiệu này gắn liền với những giấc mơ ngọt ngào được kể lại qua tên sản phẩm.
Victoria’s Secret có điều gì đó khiêu gợi sự tò mò và đi cũng là một cách đặt tên siêu sáng tạo. Và nhờ thu hút sự tò mò mà VS vẫn luôn là một trong những thương hiệu dẫn đầu trong thế giới đồ nội y. Cũng với việc thất bại trong kinh doanh sau khi bị mua lại thì ông chủ mới của hãng này vẫn giữ nguyên tên thương hiệu vì Victoria’s Secret là một cái tên độc đáo và đã in sâu trong tâm trí của người tiêu dùng.
2.4. Đặt một cái tên khác biệt
Sự khác biệt là là một yếu tố dẫn đến thành công cho nhiều sản phẩm. Tên sản phẩm khác biệt là một trong những nguyên tắc đặt tên sản phẩm mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần nhớ. Và bên cạnh sự khác biệt trong tên gọi thì cũng phải có sự đột phá và khác biệt trong tính năng và đặc điểm của sản phẩm. Ví dụ như hãng điện thoại BlackBerry là một trong những thương hiệu có cái tên khá khác biệt.
Lúc đầu thì thương hiệu có tên gọi khác đó là Research In Motion Limited (RIM). Cái tên này đã được ban lãnh đạo của tập đoàn nhờ các chuyên gia về tên thương hiệu đặt lại và đã tạo sự khác biệt mạnh mẽ và gây ấn tượng đến người tiêu dùng. Và tên gọi BlackBerry thì đây là một tên gọi đột phá thời bấy giờ. Và nhờ sự đột phá và khác biệt nên đã tạo nên thành công cho thương hiệu này.
Tên gọi BlackBerry không chỉ khác biệt mà còn có sự gợi liên tưởng về hình ảnh sản phẩm. Và nhờ sự gợi nhớ này mà tên thương hiệu điện thoại thông minh này đã trở nên thành công vượt bậc thời bấy giờ. Tuy BlackBerry đang dần bị quên lãng nhưng chắc chắn ai cũng còn nhớ hình ảnh những chiếc điện thoại “Vang Bóng Một Thời” này.
Đó là 8 nguyên tắc đặt tên sản phẩm cơ bản nhất mà ai cũng cần nắm. Với các nguyên tắc này sẽ giúp sản phẩm của doanh nghiệp được đặt tên một cách hiệu quả hơn. Ngoài các nguyên tắc này còn rất nhiều nguyên tắc khác nhưng 8 nguyên tắc cơ bản nhất này sẽ là bước đầu để bạn tạo ra những cái tên sản phẩm tiềm năng.