Các bước xây dựng profile doanh nghiệp ấn tượng nhất

Xây dựng profile doanh nghiệp như thế nào và cần đến những yếu tố gì? Làm sao để tạo được những Profile chuyên nghiệp và nổi bật nhất? Cùng chú ý theo dõi sau đây.

Cho dù sở hữu một thương hiệu quốc tế hay một công ty khởi nghiệp, viết profile công ty là điều nên ưu tiên. Mặc dù nhiều người có thể nghĩ rằng Profile công ty nhàm chán, nhưng xây dựng profile doanh nghiệp hoàn chỉnh là thực sự quan trọng. Xét cho cùng, Profile doanh nghiệp không chỉ liệt kê các thông tin chi tiết của công ty mà còn cả những yếu tố làm giúp công ty trở nên nổi bật. Để giúp tạo Profile doanh nghiệp tốt nhất, hãy cùng theo dõi hướng dẫn kỹ lưỡng sau đây.

Các bước xây dựng profile doanh nghiệp ấn tượng nhất

1. Profile doanh nghiệp là gì?

Cách đơn giản nhất để mô tả Profile doanh nghiệp là coi chúng giống như sơ yếu lý lịch kinh doanh của bạn. Tài liệu chuyên nghiệp này giới thiệu thương hiệu của bạn và thông báo cho mọi người, đặc biệt là các nhà đầu tư và người mua, về các dịch vụ, sản phẩm và tình trạng hiện tại của công ty.

Profile doanh nghiệp nên được đưa vào các trang mạng xã hội và trang web để thông báo cho mọi người về câu chuyện, sứ mệnh và giá trị của công ty.

Khi đã biết Profile doanh nghiệp là gì, có thể bạn đang tự hỏi tài liệu này sẽ dài bao nhiêu. Không có quy tắc cố định nào khi nói đến độ dài của Profile doanh nghiệp. Có những công ty có Profile dài một trang, trong khi Profile của các tập đoàn lớn có thể dài đến 10 trang hoặc hơn. Profile doanh nghiệp dài bao nhiêu phụ thuộc vào các yếu tố như:

  • Tuổi công ty
  • Quy mô công ty
  • Khách hàng

2. Tại sao xây dựng profile doanh nghiệp lại quan trọng

Tại sao xây dựng profile doanh nghiệp lại quan trọng

Profile doanh nghiệp vượt xa trang “giới thiệu” tiêu chuẩn. Một Profile cơ bản sẽ chia sẻ cách công ty của bạn bắt đầu – và lý do bạn tiếp tục phục vụ khách hàng. Dưới đây là một số lý do tại sao việc có một Profile doanh nghiệp là quan trọng:

Profile doanh nghiệp phân biệt thương hiệu của bạn.

Profile doanh nghiệp mô tả những gì làm cho công ty của bạn trở nên độc đáo. Tự động tạo sự khác biệt cho thương hiệu của bạn bởi vì không có công ty nào khác có câu chuyện thành lập và lý do tồn tại giống hệt như doanh nghiệp của bạn. Lịch sử và giá trị của bạn là những phần không thể thiếu trong chiến lược định vị thương hiệu của bạn và Profile doanh nghiệp là nơi bạn có thể đề cập đến thông tin này mà không cảm thấy rườm rà hoặc lạc lõng.

Profile doanh nghiệp có thể biện minh cho một mức giá cao hơn.

Bạn có thể biện minh cho một mức giá cao hơn cho các sản phẩm và dịch vụ của mình, nếu bạn đi sâu vào chi tiết về giá trị sản xuất hoặc nguyên liệu có nguồn gốc tốt nhất. 

Ví dụ: cà phê của Starbucks có thể không nhất thiết phải tốt hơn cà phê Dunkin ‘Donuts’, nhưng vì Starbucks đi sâu vào chi tiết về các thành phần chất lượng cao của mình, ngay lập tức tạo ra cảm giác rằng bạn sẽ trả nhiều hơn một chút để được “ngon hơn” sản phẩm.

Profile doanh nghiệp xây dựng danh tiếng của bạn.

Bạn muốn công ty của mình được biết đến vì điều gì? Hay đó là một công ty đề cao tính bền vững và đặt đạo đức lên hàng đầu cho thương hiệu của mình? Bạn có thể xây dựng danh tiếng của mình thông qua các chiến dịch tiếp thị, dịch vụ và bán hàng, nhưng tất cả đều bắt đầu với ấn tượng ban đầu được sắp xếp tốt trong Profile. 

3. Cách xây dựng profile doanh nghiệp 10 bước đơn giản

Bây giờ bạn đã hiểu tầm quan trọng của Profile doanh nghiệp, đã đến lúc học cách viết và xây dựng profile doanh nghiệp chuyên nghiệp nhất. Tạo Profile doanh nghiệp không phải là một nhiệm vụ quá khó khăn. Dưới đây là 10 bước hướng dẫn bạn cách viết Profile doanh nghiệp tốt nhất. 

Bước 1: Xác định đối tượng mục tiêu đang được nhắm đến

Bước 1: Xác định đối tượng mục tiêu đang được nhắm đến

Trước tiên, khi bắt đầu việc xây dựng profile doanh nghiệp thì cần hiểu rõ đối tượng mục tiêu ở đây là gì? Việc hiểu rõ đối tượng mục tiêu sẽ giúp tạo được Profile chuyên nghiệp cũng như ấn tượng nhất cho công ty. 

Những đối tượng mục tiêu này cụ thể sẽ là những nhóm 20% mang đến 80% lợi nhuận dành cho công ty của bạn. Vậy nên, mới có thể thấy được tầm quan trọng của đối tượng mục tiêu. Để xác định được chính xác hơn thì hãy lưu ý đến các yếu tố sau đây: 

  • Đối tượng mục tiêu bao gồm những ai: tuổi tác, học vấn, cấp bậc,.. và những thông tin liên quan như quan điểm đại diện nên được cân nhắc kỹ lưỡng
  • Lý do mà các đối tượng mục tiêu cần phải theo dõi Profile doanh nghiệp của bạn: mục đích, nhu cầu cũng như vai trò của Profile ở đây là gì.

Bước 2: Thiết lập những nội dung chính sẽ xuất hiện trong profile của doanh nghiệp

Bước 2: Thiết lập những nội dung chính sẽ xuất hiện trong profile của doanh nghiệp

Bước thứ hai khi xây dựng profile doanh nghiệp chính là xác định được những nội dung chính cần được thêm vào Profile chính thức. Đây là những gì mà các khách hàng sẽ nhận được khi nắm trong tay Profile doanh nghiệp. 

Mục lục

Khái quát toàn bộ thông tin sẽ xuất hiện trong profile doanh nghiệp để giúp khách hàng nắm được các thông tin và dễ dàng tìm kiếm những thông tin trọng tâm nhất. 

Tên doanh nghiệp

Đây là thông tin quan trọng và cần được biết thật chính xác cũng như cẩn thận. Tốt hơn hết là nên thể hiện tên doanh nghiệp bằng tiếng Anh và tiếng. Tiếp đến địa chỉ công ty như trụ sở chính, chi nhánh/ văn phòng đại diện cũng như các nhà máy sản xuất nên được thêm vào. Sau đó sẽ là các thông tin liên hệ cần thiết như điện thoại, fax, email chăm sóc khách hàng và cả thông tin thời gian thành lập

Phần này khá quan trọng nên cần được trình bày rõ ràng và tốt hơn hết là nên xuất hiện trong các Header chính có trong profile. Như vậy, khahcs hàng sẽ dễ dàng nắm được thông tin liên hệ và kết nối sớm nhất có thể. 

Thư ngỏ

Một bức thư ngỏ sẽ giúp Profile trở nên chuyên nghiệp hơn rất nhiều. Đây có thể là Thư ngỏ của Tổng giám đốc hoặc Chủ tịch doanh nghiệp

Quá trình phát triển

Phần thông tin này cần phải theo thứ tự thời gian; nếu không, sẽ khiến độc giả bối rối. Có thể làm điều đó trong một đoạn văn hoặc một định dạng dòng thời gian, miễn là hiển thị một dòng chảy thời gian xuyên suốt để người đọc dễ nắm bắt. 

Việc chia sẻ tất cả các cột mốc quan trọng cần phải hấp dẫn và đánh vào trọng tâm, hãy bám sát những cột mốc quan trọng để tránh làm người đọc choáng ngợp.

Thành tựu

Nếu công ty đã nhận được bất kỳ giải thưởng hoặc sự công nhận nào, hãy thêm chúng vào Profile doanh nghiệp và mô tả một cách ngắn gọn, súc tích. Những thành tựu này thể hiện các giá trị của công ty và cung cấp cho khách hàng lý do để tin tưởng vào doanh nghiệp.

Sứ mệnh

Xác định được sử mệnh của công ty luôn là điều quan trọng. Và để tạo được một sứ mệnh gây được nhiều ấn tượng và cũng thiết thực nhất thì nên chú ý đến các thông tin sau: 

  • Đối tượng bạn phục vụ – đây là khách hàng mục tiêu của bạn
  • Bạn làm điều đó như thế nào – bạn cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ nào để giải quyết vấn đề của họ?
  • Điều gì khiến bạn trở nên khác biệt – tại sao người tiêu dùng nên mua hàng của bạn hoặc tin tưởng bạn hơn đối thủ cạnh tranh?

Giá trị cốt lõi

Phần thông tin này sẽ cho thấy được những điểm khác biệt của doanh nghiệp khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác. Chủ yếu sẽ được lấy cảm hứng từ các CEO cũng như Founder của doanh nghiệp. Đồng thời cho thấy được các giá trị cốt lõi, nhưng điểm mạnh và cả những nguyên tắc, triết lý trường tồn mà doanh nghiệp đang duy trì. 

Cơ cấu tổ chức

Trình bày cơ cấu tổ chức một cách rõ ràng sẽ giúp cho Profile doanh nghiệp ấn tượng hơn. Nhất là khi khách hàng mục tiêu hướng đến là những doanh nghiệp và các đối tác lớn trên toàn thế giới. 

Với các thông tin này thì tối tác sẽ hiểu rõ hơn về doanh nghiệp và cũng có thể xem xét liệu các dịch vụ và việc quản lý tại đây có phù hợp hay không. 

Sản phẩm

Bước tiếp theo là mô tả những gì công ty của bạn cung cấp. Bạn có thể chọn một số sản phẩm hoặc dịch vụ tốt nhất của mình và đưa ra mô tả chuyên sâu hoặc đơn giản là nếu rõ mọi thứ mà doanh nghiệp của bạn cung cấp.

Quy trình làm việc/ hợp tác

Khi nói đến profile của doanh nghiệp dịch vụ, nhất là các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào  mảng tư vấn thì thông tin nhà thực sự cần thiết. Vì sau khi theo dõi Profile thi khách hàng cũng sẽ nhanh chóng nắm được các bước cần thực hiện tiếp theo, điều này giúp cho mọi thứ hoạt động một cách trơn tru và tránh được những lộn xộn không cần thiết. 

Khách hàng/ Dự án tiêu biểu

Đây là một điểm nhấn khác khi xây dựng profile doanh nghiệp. Cần phải cho khách hàng thấy được những thành tựu mà công ty đã đạt được, đó cũng chính là minh chứng rõ ràng nhất cho danh tiếng cũng như chất lượng. 

Khách hàng của bạn có thể không đánh giá quá cao những điều bạn nói, nhưng họ sẽ tin những khách hàng khác đã sử dụng sản phẩm của bạn. Đây là một cách tuyệt vời để quảng bá doanh nghiệp của bạn mà không làm cho các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trở nên khó bán.

Bước 3: Quyết định định dạng hoặc phong cách của Profile doanh nghiệp

Xây dựng profile doanh nghiệp
Bước 3: Quyết định định dạng hoặc phong cách của Profile doanh nghiệp

Cách bạn trình bày Profile ảnh hưởng đáng kể đến mức độ thành công của Profile doanh nghiệp. Điều quan trọng là phong cách mang lại khả năng đọc tuyệt vời và khuyến khích khán giả tương tác nhiều hơn.

Điều này phụ thuộc vào đối tượng của bạn – ví dụ: tốt nhất là bạn nên tuân theo định dạng truyền thống cho một công ty kế toán. Đó là, liệt kê các thành tích và giải thưởng của công ty.

Mặt khác, nếu bạn đang làm việc trong một công ty tiếp thị thời trang hoặc truyền thông xã hội, thì bạn nên sáng tạo và có hình ảnh.

Đừng ngại thử nghiệm với những ý tưởng của bạn miễn là chúng gây được tiếng vang và ấn tượng với các với khách hàng mục tiêu của bạn.

Bước 4: Hoàn thiện phần kết thúc của Profile

Bước 4: Hoàn thiện phần kết thúc của Profile

Một phần kết thúc hoàn hảo sẽ là cần thiết cho Profile doanh nghiệp. Thường thì việc chọn kết thúc mở sẽ là tùy chọn được nhiều doanh nghiệp ưu ái hơn. Đó có thể là một câu hỏi của khách hàng, hoặc cũng có thể là một cuộc hẹn, hay là thêm 1 hợp đồng,… Tất cả tùy thuộc vào mục đích của Profile được tạo ra. 

Việc kêu gọi hành động sẽ giúp khách hàng chú ý nhiều hơn. Chính xác thì hãy thể hiện mong muốn hợp tác một cách chân thành nhất, gợi ý những giải pháp cho các khó khăn và cả những lời mời gọi hấp dẫn. Nếu là tốt được phần này thì việc thu hút thêm được nhiều khách hàng tiềm năng là điều hoàn toàn có thể thực hiện. 

Bước 5: Tiến hành trình bày cơ bản Profile doanh nghiệp

Bước 5: Tiến hành trình bày cơ bản Profile doanh nghiệp

Sau cùng sẽ là việc biến các profile này thành một ấn phẩm tuyệt vời và chuyển đến cho khách hàng. Công đoạn thiêt skee cuối cùng thực sự rất quan trọng, chúng cần kết hợp hài hoà với phần nội dung và tạo được những ấn tượng riêng khi khách hàng cầm trong tay profile công ty. 

Việc thiết kế ở đây cần phải tuân thủ theo nhận diện thương hiệu (brand guideline) đã được biết đến trước đó. Tiếp đến, việc xác định các yếu tố như Font chữ, hình ảnh minh hoạ được thêm vào, màu sắc chủ đề và cả kích thước là rất quan trọng. Một thiết kế đẹp sẽ giúp truyền tải mọi thứ một cách tốt hơn và giúp gây được những ấn tượng mạnh mẽ nhất

Ở bước này thì có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các chuyên viên thiết kế chuyên nghiệp nhất. Hãy thể hiện rõ mong muốn và truyền tải một cách chân thực nhất. Phối hợp thật tốt với các nhà thiết kế để cho ra được một Profile chất lượng và đầy ấn tượng. 

Mẹo xây dựng profile doanh nghiệp hiệu quả hơn

Mẹo xây dựng profile doanh nghiệp hiệu quả hơn

Tạo một Profile doanh nghiệp tốt sẽ dễ dàng hơn khi ghi nhớ những mẹo này.

  • Đừng quá kỹ thuật: có thể sử dụng một số biệt ngữ trong Profile doanh nghiệp của mình để minh họa một điểm nào đó, nhưng khi xuất hiện quá nhiều các thuật ngữ kỹ thuật, điều đó sẽ không hiệu quả vì những người không có kiến ​​thức kỹ thuật sẽ không hiểu được. Vậy nên, hãy cố gắng truyền tải bằng ngôn ngữ dễ hiểu nhưng cũng cần đảm bảo được sự chuyên nghiệp cần thiết. 
  • Sáng tạo: việc sáng tạo luôn gây được nhiều ấn tượng. Vậy nên, khi xây dựng profile doanh nghiệp có thể sử dụng điều này để làm lợi thế bằng cách sáng tạo với các thông tin cũng như hình ảnh. Hãy thử thêm các thiết kế và đồ họa hấp dẫn để tạo ấn tượng mạnh mẽ.
  • Giới thiệu ngoài các dịch vụ và sản phẩm của công ty: Thay vì dồn mọi sự tập trung vào sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty, hãy vượt ra khỏi những thông tin đó. Có thể làm điều này bằng cách nêu bật các giá trị và lợi ích mà mọi người có thể đạt được và trải nghiệm nếu họ kinh doanh với công ty của bạn. 
  • Bao gồm các liên kết: Sau khi đọc Profile doanh nghiệp, mọi người muốn biết họ có thể tìm thấy doanh nghiệp ở đâu và làm thế nào để liên hệ nhanh nhất. Thay vì giới hạn bằng cách chỉ đặt số liên lạc hoặc email, thì hãy bao gồm các liên kết đến các trang mạng xã hội và trang web chính thức đang hoạt động . 
  • Xem thêm mẫu profile thiết kế doanh nghiệp chuyên nghiệp và dịch vụ thiết kế profile doanh nghiệp tại đây.

Hy vọng rằng hướng dẫn cách xây dựng profile doanh nghiệp trên đây sẽ mở ra những thông tin quan trọng và thứ sự giúp ích. QUa đó sẽ giúp cho các doanh nghiệp thiết kế được các profile ấn tượng và ngày càng khẳng định được tên tuổi cũng như danh tiếng của mình.