Bạn đang muốn xây dựng Brand Guideline cho doanh nghiệp của mình nhưng không biết có nên không? Vậy bạn hãy tham khảo những chia sẻ chi tiết sau đây để có được câu trả lời.
Brand Guideline là một trong những thuật ngữ cực kỳ quen thuộc đối với những người làm kinh doanh. Đặc biệt khi nhắc đến sự liên kết và thống nhất giữa các sản phẩm trong quá trình xây dựng thông điệp sản phẩm, thiết kế logo, website, digital Marketing cho doanh nghiệp. Vậy chính xác thì Brand Guideline là gì? Đối với các doanh nghiệp thì Brand Guideline quan trọng như thế nào? Tất cả những thắc mắc sẽ được giải đáp ngay sau đây, bạn hãy cùng tìm hiểu nhé.
1. Brand Guideline là gì?
Brand Guideline nếu hiệu một cách chính xác thì đây là một bản hướng dẫn chi tiết, bao gồm các quy định về quảng bá thương hiệu của một doanh nghiệp. Trong đó Brand Guideline sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thiết kế logo, bao bì. Hoặc hỗ trợ thiết kế các ấn phẩm truyền thông, xây dựng website, các yếu tố tham gia các chiến dịch Marketing đúng cách. Nhờ có bản hướng dẫn chi tiết này mà quy trình quảng bá thương hiệu thống nhất các yếu tố với nhau xuyên suốt thời gian thực hiện.
Brand Guideline thường được trình bày theo hình cuốn sách. Theo đó bản hướng dẫn này sẽ là tài liệu hướng dẫn doanh nghiệp biết các xây dựng và phát triển các chương trình truyền thông doanh nghiệp hiệu quả nhất. Đồng thời chỉ ra cách để các doanh nghiệp biết mình phải làm gì để các chương trình quảng cáo có thể cùng nhau hoạt động và hình thành nên một bộ nhận diện thương hiệu có mức tiếp cận cao đối với khách hàng. Từ đó giúp khách hàng dễ dàng nhận ra được sản phẩm, dịch vụ mình lựa chọn là của thương hiệu nào.
Hiểu một cách đơn giản hơn, Brand Guideline là bộ quy chuẩn nhận diện thương hiệu. Có sự hỗ trợ của bộ quy chuẩn này thì nhãn hàng sẽ dễ dàng hơn trong việc xây dựng và phát triển cũng như củng cố hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng. Đây cũng là cách giúp khách hàng nhận diện thương hiệu của từng doanh nghiệp một cách dễ dàng hơn.
2. Các thành phần cấu tạo nên Brand Guideline
Để tạo ra được một bộ Brand Guideline hoàn chỉnh, đạt tiêu chuẩn cần rất nhiều công sức, thời gian và sự hỗ trợ của các thành phần chủ chốt. Vậy có những thành phần nào góp công cấu tạo nên một bộ quy chuẩn nhận diện thương hiệu đạt chuẩn? Câu trả lời là:
2.1. Logo
Logo chính là một trong những thành phần quan trọng góp công lớn trong việc tạo nên một Brand Guideline hoàn chỉnh. Logo được đánh giá như là gương mặt đại diện của thương hiệu, không chỉ mang tính cách nổi bật của thương hiệu mà còn truyền tải và gia tăng độ nhận diện nơi khách hàng. Vì vậy khi xây dựng bộ quy chuẩn nhận diện thương hiệu, doanh nghiệp cần sử dụng logo làm nhân tố quy chuẩn chung cho từng ấn phẩm truyền thông.
Đặc biệt khi sử dụng logo, doanh nghiệp cần quy định kích thước, màu sắc chuẩn cho logo. Theo quy định, kích thước logo nhỏ nhất dễ được chấp nhận. Bên cạnh đó, các nhãn hàng cũng cần tránh những điều cấm trong việc sử dụng logo như: Thay đổi font chữ logo, thay đổi màu sắc, hình dáng logo,…Một bộ logo Guideline hoàn chỉnh nên có hướng dẫn chi tiết các quy tắc thiết kế:
- Cách phối màu logo trên các phông nền khác nhau
- Cách sử dụng logo trên các background phức tạp: Thêm layer trăng, bao khung viền
2.2. Chọn bảng màu và sử dụng một cách đồng bộ
Màu sắc là thành phần tiếp theo cấu thành Brand Guideline. Bởi vì màu sắc là nét đặc trưng của thương hiệu. Thông qua màu sắc các doanh nghiệp, nhãn hàng có thể dễ dàng truyền tải định vị thông qua cảm xúc của khách hàng. Nếu doanh nghiệp không sử dụng một bảng màu cố định thì ấn phẩm truyền thông sẽ là một tổ hợp rực rỡ màu sắc, thiếu tính đồng bộ. Điều này sẽ gây ra nhiều bối rối cho người tiêu dùng trong việc ghi nhớ thương hiệu.
Vậy nên, khi xây dựng Brand Guideline thì doanh nghiệp cần cung cấp mã hex chính xác khi đăng website. Hơn nữa còn phải cung cấp giá trị CMYK và màu sắc Panton cho các ấn phẩm in ra. Việc chuyển đổi các bảng màu RGB và CMYK với nhau có thể gây ra những thay đổi lớn cho quy chuẩn nhận diện thương hiệu. Chính vì thế, doanh nghiệp phải kiểm tra kỹ bảng màu mà mình sử dụng để đảm bảo độ chính xác về màu sắc khi in ấn phẩm.
Khi sử dụng đúng bảng màu tiêu chuẩn còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm cả thời gian và ngân sách. Vì vậy đây là một trong những nhân tố quan trọng mà các doanh nghiệp cần ghi nhớ để sử dụng cho chính xác. Chỉ với một yếu tố cơ bản như vậy nhưng sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng xây dựng một bộ quy chuẩn nhận diện thương hiệu thành công, hiệu quả.
2.3. Font chữ
Brand Guideline không chỉ cần sự góp mặt của các thành phố như logo, màu sắc mà ngay cả font chữ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng độ hoàn thiện cho bộ quy chuẩn. Font chữ sử dụng trong các thiết kế của doanh nghiệp, nhãn hàng cũng góp phần vào việc nâng cao giá trị truyền thông và thể hiện cá tính của thương hiệu.
- Font chữ thẳng thể hiện sự chuyên nghiệp, thanh lịch
- Font chữ nghiêng, nét cong thể hiện sự trẻ trung, năng động
Tùy thuộc vào mục đích và đối tượng truyền thông mà các doanh nghiệp lựa chọn cho mình một font chữ chung phù hợp. Font chữ bổ sung có thể sử dụng chi tiết tại Brand Guideline nhằm gia tăng sức hút cho thương hiệu.
Khi thiết kế bộ quy chuẩn nhận diện thương hiệu, doanh nghiệp có thể quy định rõ cách sử dụng font chữ cho từng sản phẩm. Kích thước chữ, khoảng cách giữa các ký tự như thế nào? Khoảng cách giữa các hàng ra sao?,….
2.4. Hình ảnh
Muốn xây dựng Brand Guideline thì yếu tố hình ảnh là không thể thiếu. Cách sử dụng hình ảnh phải theo một quy chuẩn chung cho tất cả các ấn phẩm, sản phẩm của doanh nghiệp. Đặc biệt khi sử dụng hình ảnh trong bộ quy chuẩn nhận diện thương hiệu phải trả lời được các câu hỏi tiêu biểu:
- Doanh nghiệp sẽ sử dụng ảnh chụp, ảnh minh họa, ảnh vẽ hay ảnh tổ hợp?
- Doanh nghiệp sử dụng hình ảnh chụp được chỉnh sửa và được phép sử dụng các hiệu ứng nào?
- Tone màu nào được phép sử dụng?
- Góc chụp và concepts hình ảnh như thế nào được khuyến khích sử dụng?
- ….
2.5. Giọng văn và phong cách viết
Giọng văn và phong cách viết trong truyền thông thương hiệu cũng cần sự đồng bộ và thống nhất trong quy định chung của Brand Guideline. Tùy thuộc vào nét tính cách khác nhau của từng thương hiệu, Copywriter cần lựa chọn từ ngữ và cách truyền đạt phù hợp sao cho đạt quy chuẩn chung. Đồng thời đảm bảo sự hòa hợp với hình ảnh và logo mà thương hiệu sử dụng.
Về giọng văn trọng Brand Guideline, doanh nghiệp cần xây dựng thỏa mãn cũng như giải quyết được các câu hỏi như:
- Đối tượng và đặc điểm của người tiêu dùng mà doanh nghiệp hướng đến là gì?
- Những loại bài viết nào sẽ được sử dụng?
- Bài viết nên dài hay ngắn gọn, súc tích?
- Phong cách viết đơn giản, trang trọng hay nên hướng đến sự gần gũi, thân thiện?
- …..
Xây dựng bộ quy chuẩn nhận diện thương hiệu càng chi tiết, rõ ràng càng hiệu quả. Đây chính là lý do mà thành phần phong cách viết và giọng điệu đóng vai trò quan trọng trong bộ quy chuẩn nhận diện.
3. Tìm hiểu tầm trọng của Brand Guideline với doanh nghiệp
Sau khi tìm hiểu về Brand Guideline thì chắc chắn các bạn đều sẽ có chung thắc mắc đó là bộ quy chuẩn nhận diện này có tầm quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp? Và trên thực tế, bộ quy chuẩn này cực kỳ quan trọng đối với quá trình xây dựng thương hiệu cũng như tiếp cận khách hàng của thương hiệu. Bởi vì:
Giúp khách hàng “chỉ mặt điểm tên”
Brand Guideline chính là sợi dây liên kết giữa thương hiệu của doanh nghiệp và khách hàng. Lý do, thông qua bộ quy chuẩn này khách hàng sẽ dễ dàng nhớ tên, logo, sản phẩm của thương hiệu ngay khi nhìn vào. Từ đó sản phẩm của thương hiệu sẽ dễ dàng thu hút cũng như gây được ấn tượng tốt với người tiêu dùng.
Sở hữu một bộ nhận diện thương hiệu đồng bộ chuyên nghiệp chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp gia tăng sự tin cậy trong tâm trí người tiêu dùng. Đây chính là một trong những lý do mà bộ quy chuẩn này trở nên cần thiết và quan trọng đối với các doanh nghiệp.
Giúp tiết kiệm thời gian
Nếu không sử dụng bộ Brand Guideline thì các doanh nghiệp khi tung ra sản phẩm phải mất công tuyển designer hoặc hợp tác với các agency thiết kế mới. Bằng cách này, doanh nghiệp sẽ mất rất nhiều thời gian để các nhân viên mới tìm hiểu về hướng phát triển của doanh nghiệp. Nhiều người còn không thể hoàn thành công việc theo đúng tiêu chuẩn mà doanh nghiệp định hướng ban đầu.
Còn nếu xây dựng bộ quy chuẩn nhận diện thương hiệu thì các doanh nghiệp hoàn toàn có thể tiết kiệm thời gian hỗ trợ nhân viên mới. Doanh nghiệp chỉ cần gửi bộ nhận diện thương hiệu rõ ràng và giải thích những điểm quan trọng cốt lõi của doanh nghiệp là xong. Bộ quy chuẩn này sẽ là tài liệu tham khảo chung giúp quá trình làm việc của các nhân viên trở nên hiệu quả và không lo lạc hướng.
Tiết kiệm chi phí truyền thông
Brand Guideline rõ ràng, hoàn thiện là nền tảng vững chắc để doanh nghiệp yên tâm phát triển các chiến dịch truyền thông. Nhờ vậy doanh nghiệp có thể áp dụng chiến lược truyền thông lặp đi lặp lại cho tất cả các hàng hóa. Điều này giúp doanh nghiệp có thể gia tăng độ nhận diện thương hiệu, tiến tới trở thành “TOP OF Mind” trong tâm trí người tiêu dùng. Ưu thế này giúp các doanh nghiệp tiết kiệm ngân sách, chi phí chuyển dịch truyền thông một cách đáng kể.
4. Kết luận
Brand Guideline thực sự là một công cụ hỗ trợ truyền thông tốt nhất cho bộ phận thiết kế nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Vì vậy hiện nay đông đảo các doanh nghiệp đều ứng dụng bộ quy chuẩn này nhằm giúp gia tăng độ nhận thương hiệu cho khách hàng. Vậy doanh nghiệp của bạn thì sao, hãy tham khảo và ứng dụng ngay bây giờ để tự mình xác định kết quả nhé.