Một thiết kế ấn tượng cần phải có khá nhiều yếu tố tạo nên như màu sắc, kiểu chữ, hình dạng,…Không những thế, một yếu tố không thể bỏ qua là Element. Vậy hãy cùng tìm hiểu các Element quan trọng này nhé.
1. Form- Hình thức
Form thường có đủ 3 nguyên tố như độ rộng, chiều sâu và độ cao. Thông thường, form có hai loại là Geometric form và Organic form. Đối với những người làm công việc design web, thường họ sẽ nghĩ ngay đến các yếu tố input trong thiết kế UI khi nghe đến form.
2. Shape – Hình dạng
Tất cả các đối tượng đều được cấu tạo bởi các hình dạng (shape), và tất cả các yếu tố của thiết kế đều là hình dạng theo một cách nào đó.
Shape là một vật thể hai hoặc ba chiều nổi bật so với không gian bên cạnh nó do một ranh giới được xác định hoặc ngụ ý. Shape được tạo thành từ các đường line và khu vực được tô màu. Một số shape cơ bản được dùng nhiều trong thiết kế thường là hình tam giác, hình vuông hoặc hình tròn, vv… Bạn có thể sử dụng shape trong thiết kế để truyền tải ý nghĩa cũng như tổ chức thông tin.
Có 3 loại hình dạng cơ bản đó là:
- Geometric shape (Dạng hình học cơ bản): Như cái tên của nó, Geometric là hình học. Từ các khối hình học, từ đơn chiều đến đa chiều, từ những cạnh, góc sắc nhọn, mạnh mẽ.
- Organic shape (Dạng hình học tự nhiên): Sử dụng các hình trong tự nhiên, cũng có thể là các hình giống thế nhưng là nhân tạo.
- Abstract shape (Dạng hình học trừu tượng): Đây là loại hình dạng dùng những hình mang tính trừu tượng như các ký tự, logo hay bảng chữ cái. Abstract shapes mang đến một hơi hướng mở, một cảm giác khó tả. Thực sự đúng như cái tên của nó Abstract (có nghĩa là trừu tượng).
3. Line (đường)
Khi sử dụng mỗi đường (lines) trong bản thiết kế của bạn, nó có thể được sử dụng để tách, tổ chức, nhấn mạnh hoặc phân cấp không gian cho trang. Một mình hoặc như là một phần của một yếu tố đồ họa khác, các đường kẻ có thể tạo ra các mẫu, thiết lập tâm trạng, cung cấp kết cấu hình ảnh, tạo chuyển động và xác định hình dạng.
Trong bản vẽ, một đường (lines) là nét vẽ của bút chì nhưng trong thiết kế đồ họa, đó là hai điểm kết nối. Các đường (lines) có thể dài hoặc ngắn, thẳng hoặc cong. Các đường có thể nằm ngang, dọc hoặc đường chéo. Các đường (lines) có thể là tập hợp của nhiều đoạn (lines) tập hợp với nhau, tập hợp nhiều điểm xếp cạnh nhau. Các đường (lines) có thể truyền đạt cảm xúc và thông tin rất tốt.
Trong thiết kế đường line làm tổ chức, line tạo định hướng, tạo sự chuyển động, nhấn mạnh, line truyền tải ý nghĩa và tạo texture được nữa.
4. Texture (kết cấu)
Texture là một khái niệm để chỉ các tính chất có liên quan đến đặc điểm bề mặt của vật thể và có kích thước, hình dáng, mật độ, sự sắp xếp cũng như tỷ lệ của các thành phần cơ bản trong vật thể.
Các bạn sẽ thường gặp texture trong tự nhiên. Texture thường được nhìn thấy rất nhiều từ thực tế như trên thân cây, gỗ, kim loại, da. Texture thì có 2 loại gồm Tactile Texture và Visual Texture.
- Tactile Texture: Tactile nghĩa là chạm vào. Tactile texture là sự gồ ghề (3D) cho một bề mặt mà khi chạm vào ta có thể cảm thấy được. Đây là một yếu tố rất quan trọng được quan tâm nhiều hơn trong thiết kế 3D hơn là 2D. Texture bề mặt thực cần được cảm nhận hay nhìn thấy bằng cách để ánh sáng chiếu trên bề mặt của nó. Các họa sĩ thường tận dụng lợi thế này làm cho bề mặt tranh của họ trông sống động hơn. Các lớp sơn có thể được đắp đè lên nhau tạo thành những đỉnh gồ ghề, kỹ thuật này được gọi là Impasto. Trên thế giới có rất nhiều họa sĩ nổi tiếng với kỹ thuật này nổi tiếng nhất là họa sĩ Vincent Van Gogh.
- Visual Texture: Visual texture là ấn tượng có thể nhìn thấy mà texture mang lại cho người xem, ví dụ màu sắc, xu hướng và mật độ trong một bức ảnh. Nó còn là ấn tượng của texture do nghệ sĩ tạo ra bằng cách cố gắng tái tạo màu sắc và giá trị của các texture thực. Tính chất của Visual texture sẽ liên quan đến ảo ảnh của kết cấu bề mặt. Bất kể những vật thể gồ ghề như thế nào thì bề mặt của bức ảnh vẫn rất láng mịn. Và đây là loại texture được sử dụng chủ yếu trong kỹ thuật 2D. Màu sắc
5. Màu sắc
Màu sắc có thể giúp tổ chức một thiết kế và tạo điểm nhấn cho các khu vực hoặc hành động cụ thể. Giống như các element khác, nó có một số thuộc tính khác nhau: hue, saturation và lightness. Designer có thể tùy chỉnh cách sử dụng màu để mang lại ấn tượng khác nhau cho thiết kế. Một công cụ hữu ích có thể giúp ích rất nhiều cho việc phối màu mà các designer có thể áp dụng là Color Scheme Designer.
6. Space (không gian)
Không gian (space) đóng vai trò quan trọng trong việc “cung cấp oxy” cho các yếu tố trong thiết kế của bạn.
Không gian âm (negative space) hay khoảng trắng (white space) là khoảng không hiện hữu, thường là ở phía sau và xung quanh hình ảnh hoặc đối tượng đồ họa, trong tác phẩm nghệ thuật hoặc thiết kế đồ họa. Không gian âm này giữ cho thiết kế của chúng ta không bị lộn xộn hoặc không quá khó hiểu.
Có hai loại không gian chính, đó là không gian 2 chiều và không gian 3 chiều. Khoảng không gian bên trong một hình dạng được xem là không gian positive, còn lại khoảng không gian bên ngoài được gọi là negative space. Thông thường, khi nói đến không gian thì phần nhiều sẽ nhắc đến negative space.