Chia sẻ chi tiết TOP các mô hình thương hiệu phổ biến là chủ đề chính của bài viết hôm nay. Nếu bạn đọc nào đang tìm kiếm mô hình kinh doanh thì hãy cùng tham khảo nhé.
Bạn đang tìm kiếm mô hình thương hiệu kinh doanh phù hợp với mình? Bạn băn khoăn không biết chọn mô hình nào là tốt nhất, thích hợp nhất? Vậy bạn có thể tham khảo TOP các mô hình thương hiệu phổ biến được chia sau trong bài viết sau đây. Chắc chắn thông qua thông tin phân tích chi tiết từ mô hình khác nhau bạn sẽ dễ dàng chọn được mô hình phù hợp nhất cho mình.
1. Mô hình thương hiệu gia đình
Mô hình thương hiệu gia đình là một trong những mô hình kinh doanh rất phổ biến hiện nay. Mô hình kiến trúc thương hiệu này hay còn được gọi là mô hình kinh doanh truyền thông được áp dụng cách đây từ rất lâu rồi. Đến nay, mô hình kinh doanh này được áp dụng linh hoạt cho đông đảo công ty và tập đoàn lớn trên thế giới.
Đặc điểm cơ bản của mô hình thương hiệu gia đình
Mô hình kiến trúc thương hiệu gia đình chỉ sở hữu duy nhất một tên thương hiệu. Tên thương hiệu được gắn trên mọi sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Vì vậy độ nhận diện của người tiêu dùng đối với mô hình kinh doanh này cực kỳ tốt.
Hiện tại trên thế giới có rất nhiều tập đoàn lớn áp dụng mô hình kiến trúc thương hiệu gia đình. Trong đó tiêu biểu nhất có thể kể đến một số tập đoàn lớn như Panasonic, Samsung,….Ở Việt Nam, các công ty, tập đoàn áp dụng mô hình kinh doanh này bao gồm FPT, Vinaconex, Lilama, Viglacera, Bitis,…
Điểm cộng chính của mô hình thương hiệu gia đình
Mô hình thương hiệu gia đình sở hữu trong mình rất nhiều ưu điểm tuyệt vời. Trong đó ưu điểm thể hiện rõ rệt nhất của mô hình này phải kể đến sự thuận tiện trong việc quản trị thương hiệu. Bởi vì mô hình kiến trúc thương hiệu này chỉ có duy nhất một thương hiệu. Do đó quá trình quản trị không quá phức tạp. Chi phí quảng cáo thương hiệu thuộc dạng thấp. Mức độ tập trung đầu tư cho thương hiệu cao hơn nhiều so với nhiều loại hình thương hiệu khác.
Ưu điểm tiếp theo mà mô hình kiến trúc thương hiệu gia đình mang lại khả năng kết nối khách hàng, độ nhận diện thương hiệu cao. Có thể bạn chưa biết, khi xây dựng thương hiệu mạnh với mô hình kinh doanh này có thể giúp các doanh nghiệp đạt được rất nhiều lợi ích.
Cụ thể, khi doanh nghiệp tung ra một sản phẩm mới mang thương hiệu gia đình thì ngay lập tức thị trường có thể dễ dàng tiếp nhận sản phẩm. Lý do là vì khách hàng nhận diện được sản phẩm đó đến từ thương hiệu nào. Điều này sẽ giúp khách hàng gia tăng niềm yêu thích với thương hiệu cũng như nhanh chóng trở thành khách hàng trung thành sau vài lần sử dụng hàng hóa của họ.
Đây chính là những ưu điểm tuyệt vời mà mô hình kiến trúc thương hiệu gia đình mang lại cho doanh nghiệp. Khi kinh doanh theo mô hình này đã giúp các công ty, doanh nghiệp đạt được thành quả bất ngờ.
Điểm trừ của mô hình thương hiệu gia đình
Trước khi đưa ra quyết định có nên lựa chọn mô hình thương hiệu gia đình hay không thì bạn cũng nên nắm rõ một số nhược điểm của mô hình kinh doanh này. Mặc dù mô hình kinh doanh này sở hữu rất nhiều ưu điểm tốt nhưng vẫn tồn tại các nhược điểm đáng chú ý như:
Rủi ro cao
Một trong những nhược điểm đáng quan tâm nhất khi lựa chọn mô hình kiến trúc thương hiệu giá đình chính là tính rủi ro cao. Sở dĩ như vậy là vì chỉ cần một chủng loại sản phẩm gặp sai sót hoặc bị tẩy chay sẽ khiến giá trị thương hiệu bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó nguy cơ rủi ro sẽ cao hơn so với nhiều mô hình khác.
Không phù hợp kinh doanh đa nghề
Mô hình kiến trúc thương hiệu còn có thêm một nhược điểm đáng chú ý khác đó là không thích hợp khi kinh doanh đa nghề. Lý do là vì khi một lĩnh vực kinh doanh gặp vấn đề tiêu cực thì tất cả các nghề còn lại cũng bị ảnh hưởng. Từ đó khiến doanh nghiệp thua lỗ nặng và khó chuyển đổi sang các ngành nghề khác. Một khi chuyển đổi kinh doanh sẽ khó thuyết phục người tiêu dùng.
2. Mô hình kiến trúc thương hiệu cá biệt
Hiện nay, mô hình thương hiệu cá biệt được sử dụng nhiều trong lĩnh vực kinh doanh. Đặc biệt mô hình này cũng sở hữu trong mình rất nhiều lợi thế giúp các doanh nghiệp kinh doanh an toàn, hiệu quả.
Đặc điểm của mô hình thương hiệu cá biệt
Mô hình thương hiệu cá biệt hay còn được gọi với cái tên khác là mô hình thương hiệu cá thể hay thương hiệu riêng. Đây là mô hình kiến trúc thương hiệu được tạo ra nhằm phù hợp riêng với từng chủng loại sản phẩm, dịch vụ. Vì vậy với mô hình kinh doanh này thì mỗi loại hàng hóa đều mang một thương hiệu riêng.
Các thương hiệu cá biệt thương có liên hệ ít hoặc không có mối liên hệ với các thương hiệu doanh nghiệp. Tuy nhiên một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nhiều mặt hàng hóa khác nhau sẽ sở hữu trong tay nhiều thương hiệu khác nhau. Ngoài ra, các sản phẩm, hàng hóa được kinh doanh theo mô hình thương hiệu cá biệt thương không mang tên của doanh nghiệp sản xuất, phân phối mà chúng có tên riêng cụ thể. Người tiêu dùng chỉ biết đến tên sản phẩm còn ngoài ra họ không hề biết hoặc ít biết về nhà sản xuất là ai.
Ví dụ như ở Việt Nam có một số công ty doanh nghiệp sản xuất các nhãn hàng đồ uống nhưng người tiêu dùng không biết nhà sản xuất là ai. Tiêu biểu như Tân Hợp Phát – Nhà sản xuất rất nhiều nhãn hàng đồ uống HOT trên thị trường:
- Number 1
- Trà xanh O độ
- Dr Thanh
- Soya
- …
Thế nhưng người tiêu dùng chỉ biết tới Number 1, Dr Thanh,…mà không hề biết đến công ty Tân Hiệp Phát. Đây chính là một điểm khác biệt của mô hình kiến trúc thương hiệu cá biệt so với mô hình gia đình.
Ưu điểm của mô hình
Nói về ưu điểm của mô hình thương hiệu cá biệt thì mô hình này sở hữu rất nhiều ưu điểm tốt. Tiêu biểu như:
Phù hợp với doanh nghiệp kinh doanh đa hàng hóa
Mô hình kiến trúc thương hiệu cá biệt là một trong những loại mô hình kinh doanh lý tưởng nhất dành cho các doanh nghiệp có nhiều chủng loại hàng hóa với đặc thù riêng cao. Các hàng hóa hướng tới những đối tượng khách hàng khác nhau. Chính vì thế, thường các doanh nghiệp có quy mô kinh doanh tầm trung đều ưu tiên lựa chọn mô hình này để đưa sản phẩm của mình ra thị trường một cách thuận lợi.
Hạn chế rủi ro tốt
Mô hình thương hiệu cá biệt còn có ưu điểm về khả năng hạn chế rủi ro tốt cho các doanh nghiệp. Nhất là khi một nhãn hàng bị gặp vấn đề rắc rối sẽ không làm ảnh hưởng đến các nhãn hàng khác của cùng doanh nghiệp. Nhờ vậy quá trình kinh doanh của doanh nghiệp ổn định, sở hữu tiềm năng phát triển mạnh mẽ hơn.
Dễ thâm nhập thị trường
Ngoài những ưu điểm trên, mô hình kiến trúc thương hiệu cá biệt còn sở hữu ưu điểm về khả năng thâm nhập thị trường mới hiệu quả. Bởi vì chính bởi sự năng động của mô hình mà các doanh nghiệp không gặp khó khăn mỗi khi mở rộng thị trường. Dù là các thị trường địa phương thì doanh nghiệp vẫn dễ dàng được khách hàng đón nhận.
Nhược điểm mô hình thương hiệu cá biệt
Bất cứ mô hình kiến trúc thương hiệu nào thì dù ít dù nhiều vẫn tồn tại những nhược điểm chưa hoàn thiện. Vì vậy đối với mô hình thương hiệu cá biệt thì các nhược điểm cần quan tâm có thể kể đến như:
Chi phí đầu tư lớn
Lựa chọn mô hình kiến trúc thương hiệu cá biệt thì các doanh nghiệp cần xác định sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí đầu tư lớn. Vì doanh nghiệp phải đầu tư cho từng thương hiệu, nhất là với những doanh nghiệp sở hữu hàng trăm thương hiệu khác nhau. Vậy nên với những doanh nghiệp có nguồn tài chính hạn chế thì rất khó để kinh doanh theo mô hình thương hiệu này.
Không có tính kế thừa trong kinh doanh
Nhược điểm của mô hình kinh doanh này còn có tính kế thừa. Khác với các mô hình khác thì mô hình này không có tính kế thừa, các thương hiệu ra đời sau không thể tận dụng được uy tín của các thương hiệu trước đó. Đồng thời các thương hiệu hàng hóa cũng không được hưởng lợi ích lớn từ sự uy tín của thương hiệu. Đây là một trong những thiệt thòi mà các doanh nghiệp cần suy xét cẩn thận khi lựa chọn mô hình kiến trúc thương hiệu này.
Khó quản trị thương hiệu
Mô hình kiến trúc thương hiệu cá biệt cho phép các doanh nghiệp kinh doanh số lượng lớn thương hiệu sản phẩm. Vì vậy việc quản trị một số lượng lớn thương hiệu là điều vô cùng khó khăn và đòi hỏi nhiều nguồn lực của doanh nghiệp. Vậy nên khi lựa chọn mô hình kinh doanh này bạn cần xem xét cẩn thận để tránh để lại nhiều rủi ro đáng tiếc.
3. Mô hình kết hợp đa thương hiệu
Mô hình kết hợp nhiều thương hiệu cũng là một trong những mô hình thương hiệu rất được ưa chuộng hiện nay. Mô hình kiến trúc thương hiệu này cực kỳ năng động và bao hàm cả mô hình thương hiệu gia đình cũng như mô hình kiến trúc thương hiệu cá biệt. Vì thế mô hình này thừa hưởng ưu điểm tuyệt vời và những hạn chế của cả 2 mô hình kể trên. Mô hình kinh doanh này được thực hiện theo nhiều cách khác nhau như sau:
Cách kết hợp đối xứng
Cách kết hợp đối xứng là sự kết hợp cơ bản nhất. Cách kết hợp này thể hiện vai trò của thương hiệu gia đình và thương hiệu cá biệt là như nhau. Đồng thời mô hình kết hợp này cũng có vai trò như nhau trong việc cấu thành một thương hiệu mới.
Áp dụng mô hình thương hiệu kết hợp này giúp cho thương hiệu sản phẩm dễ dàng nhận được sự hỗ trợ từ thương hiệu. Ngoài ra, còn thể hiện rõ nét những khác biệt của riêng sản phẩm mang các thương hiệu khác nhau.
Cách kết hợp bất đối xứng thương hiệu
Mô hình thương hiệu kết hợp bất đối xứng là mô hình khi mà thương hiệu gia đình và thương hiệu cá biệt được trình bày bất đối xứng. Trong đó một thương hiệu sẽ đóng vai trò chính. Thương hiệu còn lại sẽ làm nhiệm vụ bổ sung đầy đủ ý nghĩa khác biệt.
Ngoài các mô hình kết hợp này thì vẫn còn có một mô hình kết hợp ngược lại cũng khá phổ biến. Tuy nhiên thương hiệu gia đình có vai trò ít quan trọng hơn so với thương hiệu cá biệt.
Ưu điểm của mô hình kết hợp thương hiệu
Mô hình kết hợp đa thương hiệu thừa hưởng tất cả những ưu điểm tuyệt vời của cả 2 mô hình gia đình và cá biệt. Vì vậy khi sử dụng mô hình kinh doanh này sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế được rủi ro ngay cả khi có thương hiệu cá biệt gặp rắc rối.
Các mô hình thương hiệu gia đình và cá biệt kết hợp nhau mang tính tương hỗ. Do đó cả 2 thương hiệu này đều được hưởng lợi lớn từ sự tương hỗ này. Đây chính là những ưu điểm đáng chú ý của mô hình kết hợp đa thương hiệu mà bạn nên biết để có quyết định đúng đắn.
Nhược điểm của mô hình thương hiệu kết hợp
Nhược điểm lớn nhất của mô hình thương hiệu kết hợp chính là cần sự đầu tư lớn của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải có hệ thống quản trị thương hiệu chuyên nghiệp để đảm bảo quá trình quản trị đạt kết quả tốt nhất.
Kết luận
Trên đây là TOP các mô hình thương hiệu phổ biến hiện nay. Hy vọng sau khi tham khảo những thông tin chia sẻ này bạn sẽ lựa chọn được mô hình phù hợp nhất cho mình. Từ đó giúp đảm bảo quá trình kinh doanh đạt kết quả tốt nhất.