Cách xây dựng chiến lược thương hiệu thành công và hiệu quả sẽ được bật mí cụ thể ngay sau đây. Nếu bạn quan tâm hãy cùng bỏ túi ngay cho mình.
Xây dựng chiến lược thương hiệu là một trong các bước khó khăn nhất của quá trình lên kế hoạch Marketing. Đây được xem là thách thức lớn mà hầu hết các doanh nghiệp cần vượt qua và là bước tiến quan trọng trong việc nhận diện công ty. Vậy làm cách nào để có thể xây dựng được chiến lược thương hiệu tốt nhất? Ngay bây giờ bạn hãy cùng bỏ túi cho mình bí quyết cụ thể.
1. Cách hiểu đúng chiến thuật thương hiệu là gì?
Để có thể lên kế hoạch xây dựng chiến lược thương hiệu tốt bạn cần hiểu rõ được xây dựng chiến lược là gì? Bởi lẽ đây chính là căn cứ đầu tiên cho cả quá trình thực hiện của bạn liệu có thành công hay không.
Nhìn chung chiến lược thương hiệu bạn có thể hiểu theo nhiều ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên khái niệm chính của chiến lược thương hiệu chính là xây dựng kế hoạch lâu dài cho quá trình phát triển của thương hiệu. Mục đích chính của quá trình là định vị được đường đi của thương hiệu và gây ấn tượng tốt đối với khách hàng mục tiêu.
2. Tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lượng thương hiệu
Nếu doanh nghiệp, công ty không lên kế hoạch xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu dễ gây ra những hệ quả không đáng có. Ví dụ như tạo xung đột, hiểu lầm trong khi phát triển thị trường, không hoạt động nhất quán, mất hình ảnh,… Trong đo, tầm quan trọng của việc xây dựng một chiến lược thương hiệu cụ thể còn là vì:
Giúp nhận diện sản phẩm, dịch vụ
Thương hiệu không chỉ dừng lại ở cái tên, logo, màu sắc đặc trưng mà còn là về sản phẩm, dịch vụ. Việc xây dựng thương hiệu không chỉ nhằm định vị tên tuổi trên thị trường mà còn là phương án để tạo điểm nhấn khác biệt về sản phẩm.
Khác biệt hóa so với đối thủ
Trở thành Lovemark là mục tiêu tối cao mà hầu như thương hiệu nào cũng mong muốn đạt được. Và xây dựng chiến lược thương hiệu chính là con đường đúng đắn để chạm được “đỉnh vinh quang” này. Bởi lẽ qua đó sẽ giúp bạn tạo được khác biệt hóa sản phẩm, dịch vụ hướng người dùng sử dụng thay vì đối thủ cạnh tranh. Lâu dài thương hiệu có thể làm chủ thị trường mục tiêu.
Kết nối với khách hàng
Việc xây dựng thương hiệu sẽ tạo được niềm tin với thị trường mục tiêu, tạo ra lòng trung thành với thương hiệu. Bạn có thể biến thương hiệu thành những câu chuyện kể để đến gần hơn với khách hàng. Chỉ khi tạo được thiện cảm với người dùng doanh nghiệp, công ty sẽ không phải tốn ngân sách để đầu tư quảng cáo. Thay vào đó, hiệu ứng truyền miệng sẽ giúp lan tỏa thương hiệu rộng rãi khắp nơi.
Làm khách hàng dễ dàng chọn sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu
Xây dựng thương hiệu còn được biết đến với ý nghĩa là xây dựng niềm tin của khách hàng. Một doanh nghiệp truyền tải thông điệp, giá trị rõ ràng, hành động tốt sẽ thu hút khách hàng trung thành hiệu quả.
3. Các bước xây dựng thành công chiến lượng thương hiệu chuyên nghiệp
Vậy đâu là phương án xây dựng chiến lược thương hiệu tốt nhất? Chỉ cần bạn áp dụng và tuân thủ đúng 7 bước cần và đủ dưới đây sẽ mang đến hiệu quả cho mình. Cụ thể:
Xác định khách hàng mục tiêu
Bạn có thể hiểu đơn giản khách hàng mục tiêu chính là nhóm khách hàng hướng tới. Họ là những người sẽ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn. Trong đó, để có thể xác định được khách hàng tốt nhất bạn hãy trả lời đúng câu hỏi của mô hình 5W.
- Who: Ai là người mua, sử dụng sản phẩm dịch vụ? Bạn hãy xác định theo giới tính, độ tuổi, sở thích,…
- What: Liệu khách hàng sẽ cần gì ở sản phẩm, dịch vụ cung cấp
- Why: Lý do họ tìm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn là gì? Họ mua để làm gì?
- Where: họ ở đâu? Thu nhập như thế nào?
- When: Họ sẽ lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của bạn khi nào?
Phân tích đối thủ cạnh tranh
Ngoài việc nghiên cứu khách hàng là chưa đủ, bạn phải phân tích đối thủ của mình để lên kế hoạch xây dựng chiến lược thương hiệu tốt nhất. Bạn hãy xác định xem liệu:
- Thông điệp mà đối thủ muốn gửi đến người dùng là gì?
- Chất lượng sản phẩm/dịch vụ của đối thủ ra sao?
- Đâu là điểm nhấn khác biệt trong sản phẩm/dịch vụ
- Phản hồi của khách hàng khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của đối thủ
Thông qua việc phân tích đối thủ bạn sẽ tìm được điểm mạnh và điểm yếu. Đây sẽ là mấu chốt giúp bạn dễ dàng tạo được sự khác biệt của thương hiệu mạnh. Bạn có thể học hỏi những điểm tốt của đối phương và sáng tạo thêm những cái mới theo phong cách riêng của mình. Đồng thời khắc phục những hạn chế mà đối thủ còn thiếu sót để lôi kéo khách hàng.
Theo xu hướng thị trường
Market Trend là thay đổi, di chuyển theo hướng đi của thị trường. Và đối với mỗi ngành hàng, mỗi loại hình dịch vụ xu hướng thị trường đều sẽ khác nhau. Bạn không nên cứ chạy theo một lối mòn trong quá trình phát triển vì dễ bị lỗi thời.
Thay vào đó, bạn phải biết xây dựng chiến lược thương hiệu theo xu hướng thị trường. Như vậy thương hiệu mới làm hài lòng khách hàng và không bị các doanh nghiệp khác thay thế.
Xác định giá trị cốt lõi thương hiệu hướng đến
Giá trị cốt lõi ở đây chính là định hướng ban đầu. Cụ thể là bộ quy tắc hướng dẫn chi tiết, định hướng hành vi của các thành viên trong doanh nghiệp. Muốn thương hiệu được phát triển bền vững bạn phải biết được giá trị cốt lõi của thương hiệu. Mặc dù đổi mới diện mạo nhưng tuyệt đối không được đánh mất đi giá trị cốt lõi của thương hiệu. Đây là vấn đề mà các doanh nghiệp cần phải làm được khi phát triển.
Định vị thương hiệu
Định vị thương hiệu nghĩa là tạo vị thế khác biệt so với các đối thủ và làm cho khách hàng liên tưởng tới thương hiệu khi nhắc đến sản phẩm/dịch vụ của bạn. Việc định vị thương hiệu luôn là bước quan trọng nhất trong toàn bộ quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu.
Vậy làm cách nào để có thể định vị được thương hiệu? Thực tế bạn có thể dựa vào các yếu tố chính như:
- Chất lượng
- Giá trị
- Tính năng
- Mối quan hệ
- Mong ước, cảm xúc
- Vấn đề/giải pháp
- Đối thủ
- Công dụng sản phẩm/dịch vụ
Xây dựng nhận diện thương hiệu
Bạn có thể hiểu là việc tạo ra sự khác biệt ở thương hiệu, không giống bất kỳ thương hiệu nào. Đây là bước không thể nào thiếu khi xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp. Bạn có thể xây dựng tính khác biệt thông qua tên thương hiệu, logo, slogan, thông điệp, nhạc hiểu,… Và tất cả phải đảm bảo có ý nghĩa, dễ chuyển đổi, dễ thích nghi, dễ bảo hộ và dễ nhớ.
Quản trị thương hiệu
Và cuối cùng trong việc xây dựng thương hiệu không đâu khác là quản trị thương hiệu. Một thương hiệu dù lớn bao nhiêu nếu không có chiến lược quản trị thương hiệu cụ thể thì vẫn bị mờ nhạt trong lòng khách hàng. Đặc biệt trong thị trường hiện nay thì việc quản trị thương hiệu còn quyết định tới việc sống còn của thương hiệu.
4. Lưu ý thiết yếu khi lên kế hoạch xây dựng chiến lược thương hiệu
Bên cạnh 7 bước xây dựng chiến lược thương hiệu trên bạn cũng nên bỏ túi thêm cho mình các lưu ý quan trọng sau đây. Những lưu ý này được đúc kết từ các chuyên gia đi trước giúp bạn giảm thiểu sai lầm khi thực hiện. Cụ thể gồm:
- Xây dựng sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp một cách cẩn thận, chu đáo nhất. Trong đó tầm nhìn thương hiệu phải đáp ứng tính nhất quán của thương hiệu trong quá trình phát triển, trong việc lãnh đạo. Đồng thời bạn cũng đừng quên động viên, khích lệ tinh thần nhân viên và quản lý doanh nghiệp.
- Thương hiệu phải được thể hiện trong bất kỳ thứ gì khách hàng thấy. Hình ảnh, tính cách thương hiệu không chỉ thể hiện qua logo, biểu tượng,..mà còn có thể bố trí trên trang phục nhân viên, cách giao tiếp cùng khách hàng,…
- Hãy chắc chắn rằng thương hiệu luôn nhất quán từ đầu tới cuối để khách hàng cảm nhận được sự chuyên nghiệp.
- Ứng dụng công nghệ số để xây dựng chiến lược thương hiệu trong thời đại cách mạng 4.0 bùng nổ hiện nay. Với đặc điểm tiếp xúc cao, lan truyền nhanh công nghệ số là vũ khí tối tân trong việc xây dựng cũng như phát triển thương hiệu.
- …
5. Góc giải đáp câu hỏi khác
Mô hình 5T xây dựng chiến lược thương hiệu là gì?
Mô hình 5T cụ thể là thấu hiểu, thảo luận, thiết lập, thực hiện và truyền tải. Đây là mô hình chủ chốt, quan trọng bạn phải bỏ túi cho mình.
Điều gì là quan trọng nhất trong xây dựng chiến lược thương hiệu?
Thực tế điều quan trọng nhất của một chiến lược thương hiệu là xác định được mục tiêu nhận thức của khách hàng mà doanh nghiệp mong muốn. Xác định mục tiêu đúng sẽ giúp bạn có chiến lược đúng đắn nhất.
Làm cách nào để khách hàng chấp nhận cái mới?
Một khi cải tiến, thay đổi cái mới để giữ được khách hàng bạn hãy giữ lại những thứ thuộc về đặc trưng thương hiệu. Bạn chỉ cải thiện những thứ chưa tốt để khách hàng vẫn cảm nhận được sự thân thuộc khi sử dụng mà vẫn thấy được chất lượng sản phẩm đang ngày càng tốt lên.
Lời kết
Vậy cụ thể cách xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp như thế nào ắt hẳn bạn đã có được câu trả lời. Mong rằng qua đó, bạn sẽ thành công trong quá trình thực hiện.