Làm sao để bạn xây dựng được một bộ nhận diện thương hiệu thành công. Cách để khách hàng nhớ đến biểu tượng và thương hiệu của bạn không phải thương hiệu nào cũng làm được
Để một khách hàng nhớ đến thương hiệu của bạn không phải là điều dễ dàng. Bởi muốn được vậy thì đầu tiên bạn cần xây dựng thành công bộ nhận diện thương hiệu của riêng mình. Như cách mà những doanh nghiệp lớn như Nestle hay coca cola đã làm. Bạn chỉ cần nhìn vào biểu tượng tổ chim là đã nhận điện được ngay thương hiệu đó là gì. Đó là sự thành công của chiến dịch marketing, để đưa thương hiệu của doanh nghiệp trở nên quen thuộc hơn với người dùng. Dưới đây là các yếu tố quan trọng để bạn tạo nên được thương hiệu của mình.
1. Nhận diện thương hiệu là gì?
Một hệ thống nhận diện thương hiệu sẽ có rất nhiều đặc điểm riêng biệt, đó là bản sắc để bạn có thể phân biệt được thương hiệu của bạn với những doanh nghiệp cạnh tranh khác. Bộ nhận diện thương hiệu có thể được sử dụng nhiều yếu tố khác như như từ hình ảnh, lời nói cho đến những sản phẩm đặc trưng của doanh nghiệp. Dưới đây là các yếu tố cơ bản tạo ra được hệ thống nhận diện thương hiệu hiệu quả như:
- Tên công ty
- Logo
- Dòng giới thiệu
- Bảng màu
- Kiểu chữ
- Yếu tố đồ họa
- Hình ảnh
- Tiếng nói
Khi được sử dụng để hỗ trợ chiến lược thương hiệu, bộ nhận diện thương hiệu của bạn cung cấp các dấu hiệu hình ảnh quan trọng truyền tải những phẩm chất tích cực và giúp giảm bớt mối quan tâm của mọi người về thương hiệu của bạn. Các tính chất này đôi khi khó có thể tạo ra bằng những lời nói hay cách diễn đạt bằng lời. Nhưng chúng lại có thể thuyết phục dược về mặt tâm lý. Nếu một doanh nghiệp có danh tiếng và uy tín thì mặc định người mua sẽ có sự tin tưởng hơn.
Mỗi thành phần trong bộ nhận diện thương hiệu đều có những đóng góp tích cực nhất trong chiến dịch tạo ra được sự khác biệt của thương hiệu của bạn. Chúng cần gây ra được thiện cảm, xây dựng trên cả tình thần lắng nghe phản hồi của khách hàng để có thể truyền đạt được những thông điệp đó một cách rành mạch nhất cho đối tượng và mục tiêu khách hàng của bạn. Một vai trò quan trọng khác của việc khẳng định nhận diện thương hiệu đó chính là tạo nên được sự khác biệt và tính chuyên nghiệp hơn. Tách biệt thương hiệu của bạn ra khỏi những đối thủ cạnh tranh của mình.
2. Các yếu tố xây dựng nhận diện thương hiệu thành công nhất
Muốn người dùng biết đến và quen thuộc với thương hiệu của bạn thì doanh nghiệp cần phải có các chiến lược quảng bá cũng như tạo được thói quen cho người tiêu dùng có nhiều cơ hội tiếp cận với thương hiệu của bạn hơn. Đó là cách mà một doanh nghiệp tạo nên nhận diện thương hiệu của họ. Dưới đây là yếu tố để bạn có thể tạo được sự thành công cho thương hiệu của mình như:
2.1. Đáp ứng được tiêu chuẩn của ngành
Mỗi doanh nghiệp sẽ kinh doanh và phát triển theo nhóm ngành nghề riêng. Do đó, bạn cần phải xác định được ngành của mình thuộc vào nhóm ngành nào? Tính đặc trưng của ngành đó lf gì. Điều này giúp bạn hoạch ra được những mục tiêu khách hàng, thói quen của họ cũng như tạo ra được nhiều hiệu ứng hiệu quả hơn để khách hàng dễ nhận diện trước hết là nhóm ngành của bạn là gì trước đã. Sau đó, nếu đúng với tiêu chí ngành mà họ đặt ra thì khách hàng bắt đầu tìm hiểu và nhớ đến doanh nghiệp của bạn.
Điển hình như nếu nhóm ngành y tế, bạn cần đảm bảo được tính chuyên nghiệp và phù hợp với bộ nhận diện thương hiệu nhất, thì doanh nghiệp cần thể hiện được tính chắc chắn, an toàn và lương y. Nếu là mặt hàng thời trang, bạn cần đánh vào tâm lý thẩm mỹ, sự sáng tạo, cuốn hút và sang trọng.
Khi bạn tự nhận thức dược nhóm ngành của mình rồi thì khách hàng sẽ có những ấn tượng đầu tiên và họ tiếp tục tìm hiểu về thương hiệu của bạn.
2.2. Có tính nhất quán
Bộ nhận diện thương hiệu của bạn cần phải có tính nhất quán. Tức là chúng cần phải phục vụ được tiêu chí của khách hàng. Những ứng dụng mà bạn áp dụng để xây dựng cho thương hiệu của mình cần phải diễn tả đúng chủ đề xuyên suốt. Sự nhất quán và đồng bộ này giúp cho thương hiệu của bạn trở nên uy tín và chuyên nghiệp hơn. Mặc dù tạo được một bộ nhận diện thương hiệu thì yêu cầu doanh nghiệp cần có sự sáng tạo nhưng chúng cũng cần phải có được những chuẩn mực và quy chuẩn riêng để có tính nhất quán trong mục tiêu và chiến lược của bạn hơn.
2.3. Thể hiện được sự cam kết và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp
Doanh nghiệp sau khi đã nhìn nhận được những đặc trưng của ngành và có những nhất quán trong các ứng dụng thì tiếp theo là cần hải làm rõ được những nội dung cốt lõi, các cam kết của doanh nghiệp là gì. Những cam kết này cần phải được dựa vào những giá trị cốt lõi. Trong hệ thống nhận diện thương hiệu, những cam kết hay giá trị cốt lõi luôn được thể hiện bằng các câu slogan ngắn gọn.
Có thể lấy ví dụ về tính cam kết và nội dung cốt lõi của doanh nghiệp như Viettel với câu slogan “ hãy nói theo cách của bạn” hoặc câu slogan của Prudential “ luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”.
2.4. Có sự độc đáo và khác biệt
Có rất nhiều thương hiệu cùng chung ngành với bạn nhưng để làm sao khách hàng luôn chỉ nhớ đến bạn khi nhắc đến ngành nghề đó. Đây là nhiệm vụ mà một hệ thống nhận diện thương hiệu thành công cần làm. Muốn vậy, bạn cần phải có được sự khác biệt và độc đáo. Như vậy thì bạn mới có thể dễ dàng được khách hàng chú ý tới nhiều hơn. Nhiều thương hiệu đã tạo nên được sự khác biệt hơn và thành công nhờ vào sự độc đáo đó.
Như mì Omachi đánh vào đòn tâm lý của người dùng muốn mua các sản phẩm an toàn cho sức khỏe, nhưng mì tôm được xem là sản phẩm ăn vào sẽ dễ gây mụn. Để giải quyết nỗi lo đó, thương hiệu mì này đã sản xuất mì bằng khoai tây và kèm theo slogan “ ăn không bị nóng” người dùng sẽ được thuyết phục hơn khi có được sự cam kết đó của đơn vị sản xuất sản phẩm
2.5. Xuất hiện trên nhiều kênh khác nhau
Muốn khách hàng nhận diện được thương hiệu của bạn thì bạn cần phải tạo cho người dùng khả năng nhìn thấy thương hiệu đó nhiều hơn. Muốn vậy bạn cần phải cho chúng xuất hiện nhiều hơn trên các bảng quảng cáo, trên TVC, mạng xã hội hay thậm chí là tài trợ cho các chương trình truyền hình để tần suất xuất hiện của thương hiệu được phủ rộng hơn. Khách hàng cũng sẽ có cơ hội để nhìn thấy thương hiệu và nhớ đến chúng.
Bạn càng tạo ra được sự hiện diện của thương hiệu của mình thì sẽ càng được người dùng nhớ đến. Tuy nhiên, yếu tố về ấn tượng trong thiết kế cũng như sự cô đọng trong câu slogan cũng có thể làm cho khách hàng nhớ đến bạn nhiều hơn. Lựa chọn nhiều kênh để xuất hiện như trên báo chí, truyền hình và thâm chí là trên các trang mạng xã hội lớn ngày này như facebook hay instagram để sản phẩm của bạn trở nên quen thuộc hơn.
Ngoài ra, một bộ nhận diện thương hiệu hoàn thiện không thể nào thiếu website, đây còn là nơi bạn xây dựng được profile doanh nghiệp chuyên nghiệp và uy tín nhất cho mình. Người dùng cũng đánh giá cao hơn khi một doanh nghiệp họ có sự đầu tư và sắp xếp sản phẩm của mình theo một chiến lược và kế hoạch cụ thế. Do đó, hãy để thương hiệu của bạn xuất hiện tại nhiều kênh khác nhau để dù có truy cập ở đâu thì người dùng cũng sẽ dễ dàng tìm đến bạn.
2. Ba bước thiết kế bộ nhận diện thương hiệu thành công
Dưới đây là ba bước cơ bản nhất trong thiết kế nhận diện thương hiệu hiệu quả cho mọi doanh nghiệp có thể tham khảo như:
Bước 1. Chọn màu thương hiệu
Cho dù đó là Coca-Cola, Google hay Apple, các thương hiệu lớn nhất thế giới đều sử dụng màu sắc dễ nhận biết ngay lập tức. Hơn nữa, việc sử dụng màu sắc của họ nhất quán. Google sẽ đảm bảo các sắc thái màu phù hợp được sử dụng trên tất cả các điểm tiếp xúc. Và nếu một doanh nghiệp khác muốn sử dụng thương hiệu Google, họ phải tuân theo các nguyên tắc của Google.
Màu sắc gây cho người ta những cảm xúc mạnh mẽ. Hãy nghĩ về màu đỏ so với màu xanh lam. Màu đỏ là đam mê và năng lượng nhưng cũng gợi ý nguy hiểm. Màu xanh lam là cởi mở và đáng tin cậy và ngụ ý sự nhất quán.Tuy nhiên, biểu tượng có thể khác nhau ở các nền văn hóa khó tính, vì vậy hãy lưu ý đến thị trường mục tiêu của bạn khi chọn màu sắc của bạn. Bạn nên phát triển tuyên bố sứ mệnh và các giá trị của mình trước khi nghĩ đến phần hình ảnh của bộ nhận diện thương hiệu.
Ví dụ, sự kết hợp đầy năng lượng của màu đỏ và màu vàng cho thấy tốc độ và hiệu quả. Khi bạn đã ổn định về một màu sắc, bạn có thể chọn kết hợp các sắc thái trở thành bảng màu của thương hiệu của bạn.
Bước 2. Chọn một kiểu chữ
Kiểu chữ là một tập hợp các ký tự (được tạo thành từ các chữ cái, số và ký hiệu) mà tất cả đều có một thiết kế bao quát cụ thể. Việc nói về các kiểu chữ trở nên phổ biến hơn khi máy tính bắt đầu được sử dụng rộng rãi, vì các bộ xử lý văn bản có một bộ kiểu chữ được cài đặt. Bạn có thể nhận ra những điều này:
- Times New Roman
- Helvetica
- Arial
Bạn có thể sử dụng nhiều kiểu chữ trong bộ nhận diện thương hiệu của mình. Nhưng đối với màu sắc, điểm mấu chốt là tính nhất quán.
Ví dụ: biểu trưng và các tiêu đề trên trang web của bạn có thể được tạo thành một kiểu chữ đặc biệt biểu cảm để thu hút sự chú ý của mọi người. Sau đó, phần còn lại của bản sao trên trang web của bạn có thể sử dụng kiểu chữ dễ đọc hơn là thu hút sự chú ý.
Nhưng hãy đảm bảo gắn bó với chúng sau khi bạn đã chọn và sử dụng cùng một kiểu chữ trên tất cả các điểm tiếp xúc. Có nghĩa là nếu bạn sử dụng Helvetica cho các bài đăng trên blog của mình, bạn nên cân nhắc sử dụng Helvetica trong bất kỳ tài liệu in nào mà bạn đăng thông qua cửa của mọi người.
Bước 3. Chọn hình ảnh đại diện cho thương hiệu của bạn
Cho dù bạn có một trang web, sử dụng tiếp thị in ấn hay thậm chí muốn bọc xe bằng thương hiệu của riêng mình, thì hình ảnh bạn sử dụng phải đại diện cho thương hiệu của bạn. Nếu bạn sử dụng hình minh họa trong các tờ rơi in nhưng các hình vẽ vui nhộn giống như phim hoạt hình không xuất hiện trên trang web của bạn, khách hàng sẽ nhầm lẫn về đặc điểm nhận dạng thương hiệu của bạn.
Một cách để tìm ra hình ảnh nào phù hợp nhất với thương hiệu của bạn là tạo một bảng tâm trạng. Bảng tâm trạng là một tập hợp các hình ảnh giúp xác định thương hiệu của bạn. Bạn có thể tham khảo lại bảng tâm trạng khi muốn chọn hình ảnh mới để đại diện cho thương hiệu của mình trong tương lai. Bạn không cần phần mềm ưa thích để tạo bảng tâm trạng, vì Google Trang trình bày hoặc PowerPoint sẽ hoạt động tốt.
Bạn chỉ cần tìm hình ảnh phù hợp với định hướng thương hiệu của mình. Nếu thích, bạn có thể viết về những gì hình ảnh đại diện và cách chúng phù hợp với doanh nghiệp của bạn.
Đây là 3 bước cơ bản nhất để bạn bắt đầu với một thiết kế nhận diện thương hiệu hiệu quả hơn. Nhưng bản chỉnh sửa cần được thay đổi phù hợp hơn với cách đánh giá của khách hàng sau khi bạn đã thử nghiệm chúng. Hãy để khách hàng sẽ là người đánh giá các thiết kế của bạn bởi vì họ cũng là người quyết định được bộ nhận diện thương hiệu của bạn có hoạt động tốt và đem lại lợi ích kinh doanh cho doanh nghiệp của bạn hay không.
Tóm lại, để xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu thành công không phải là điều dễ dàng. Chúng cần có nhiều thời gian để có thể phát triển, chỉnh sửa và lên kế hoạch một cách chi tiết nhất. Đã có những doanh nghiệp dù hoạt động lâu năm nhưng họ vẫn là cái tên bị lãng quên. Bởi khách hàng không thể ghi nhớ thương hiệu của họ mỗi khi họ nghĩ đến lĩnh vực hoặc ngành nghề đó. Do vậy, việc xây dựng tốt thương hiệu và bộ nhận diện thương hiệu giúp bạn tiếp cận được khách hàng dễ dàng hơn rất nhiều.