Để có một thiết kế đẹp, một bố cục hoàn hảo luôn là điều tiên quyết. Các quy tắc về bố cục thiết kế là chìa khóa để vượt qua ngưỡng cửa đầu tiên của một thiết kế thành công.
Quy luật về bố cục trong thiết kế
Tìm trọng tâm: nhằm tạo ra điểm nhấn trong thiết kế của bạn. Bạn có thể tìm trọng tâm thông qua các techniques như quy mô, độ tương phản và leading lines.
Đường line: Dẫn dắt ánh nhìn của người xem vào thiết kế đến các điểm khác nhau.
Quy mô cấp bậc: Quy mô thường được sử dụng để giúp hệ thống cấp bậc giao tiếp với nhau. Sự sắp xếp gần và xa của các yếu tố biểu thị tầm quan trọng của chúng trong giao tiếp.
Cân bằng các yếu tố:
- Cân bằng đối xứng: Các thiết kế phản chiếu từ trái sang phải hoặc từ trên xuống dưới có thể tạo ra sự cân bằng mạnh mẽ, rõ nét trong thiết kế.
- Cân bằng không đối xứng: sẽ giúp các thiết kế phân tán và mở rộng quy mô các yếu tố một cách có chủ đích.
Các yếu tố bổ sung: cũng góp phần thành công trong thiết kế của bạn. Tuy nhiên nếu không chọn đúng hình ảnh bổ sung sẽ làm thiết kế rời rạc, không tập trung đúng điểm nhấn.
Độ tương phản: Tăng giảm độ tương phản hợp lý giúp thiết kế của bạn có điểm nhấn, giúp các hình ảnh “quan trọng” trông nổi bật và thu hút người xem.
Các yếu tố lập lại: đưa các yếu tố cả thiết kế áp dụng vào phần thiết kế khác có thể duy trì tính nhất quán.
8 cách sắp xếp bố cục thiết kế chắc chắn bạn phải biết
Bố cục chuyển động
Bố cục chuyển động là một loại bố cục thiết kế đặc biệt có tính đối xứng. Nó được sử dụng để tạo sức hút, tạo bối cảnh sâu và biểu hiện không gian tốc độ. Khi muốn thể hiện sự chuyển động, hoặc tạo cảm giác vật thể đang trong trạng thái di chuyển hoặc có độ sâu nhất định, bố cục chuyển động là lựa chọn phù hợp. Bằng cách sắp xếp các yếu tố theo kích thước từ lớn đến nhỏ, sử dụng đường chéo hoặc các phương pháp khác, ta có thể tạo ra bố cục chuyển động.
Bố cục nhịp điệu
Bố cục nhịp điệu thể hiện sự trùng lặp thông qua việc lặp lại các yếu tố hoặc sự uốn lượn của màu sắc và hình khối một cách liên tục. Điều này tạo ra cảm giác chủ thể không tĩnh lặng mà luôn luôn trong trạng thái chuyển động nhịp nhàng.
Bằng cách sử dụng hình ảnh và các chi tiết đồ họa được lặp đi lặp lại, ta có thể thu hút và tập trung sự chú ý của người xem. Sự lặp lại của hình ảnh tác động mạnh mẽ đến tâm trạng, cảm xúc, trí nhớ và suy nghĩ của người xem. Nó để lại một ấn tượng khó quên và khơi dậy những kỷ niệm đặc biệt trong lòng người xem.
Bố cục nhấn mạnh
Bố cục nhấn mạnh, còn được gọi là bố cục tạo điểm nhấn, được sử dụng khi bạn muốn thu hút sự chú ý của người xem vào một điểm cụ thể ngay từ lần nhìn đầu tiên. Để tạo điểm nhấn, thông thường ta tạo ra sự khác biệt về hình ảnh và màu sắc giữa các yếu tố. Trong một tập hợp các đối tượng thông thường, ta tạo ra một đối tượng đặc biệt với màu sắc hoặc kích thước khác biệt. Việc này dẫn đến sự chú ý của người xem được tập trung vào đối tượng đó được nhấn mạnh.
Bố cục đồng nhất
Bố cục nhấn mạnh hay còn gọi là bố cục tạo điểm nhấn. Khi bạn cần tập trung sự chú ý của người đối diện từ cái nhìn đầu tiên vào 1 điểm, bạn cần sử dụng loại bố cục này.
Thông thường người ta tạo ra điểm nhấn bằng cách tạo ra sự khác biệt về hình ảnh, và màu sắc. Giữa những đối tượng bình thường; bạn tạo ra một đối tượng khác về màu sắc, kích cỡ. Việc đó dẫn đến việc khiến người xem chú ý vào đối tượng được nhấn mạnh.
Bố cục dòng chảy thị giác
Bố cục dòng chảy thị giác là việc sử dụng các hình khối, đường nét, màu sắc và các yếu tố khác để tạo ra một đường tưởng tượng, hướng mắt của người xem từ điểm này đến điểm khác một cách mạch lạc và có mục đích. Nó không chỉ là sự di chuyển thị giác trong một tác phẩm, mà còn là cách thể hiện làm cho đối tượng có cảm giác đang di chuyển.
Sự di chuyển thị giác phụ thuộc vào thói quen và đặc tính của người xem, cùng với sự sắp xếp có mục đích của nhà thiết kế hoặc họa sĩ, tạo ra một “dòng chảy thị giác” liên tục xuyên suốt tác phẩm.
Bố cục cân bằng đối xứng
Thay vì tạo sự tương phản hoặc nhấn mạnh, một cách tiếp cận khác là tạo ra sự cân bằng giữa các phần trong sản phẩm thiết kế. Bố cục cân bằng đối xứng mang lại cảm giác ổn định và an toàn cho người xem, với các điểm nhấn được đặt chính giữa sản phẩm thiết kế. Bố cục thiết kế cân bằng đối xứng được tạo ra bằng cách lặp lại các phần của hình ảnh theo một trục, dọc theo một đường dẫn hoặc xung quanh một trung tâm.
Bố cục cân bằng bất đối xứng
Bố cục cân bằng bất đối xứng là việc sắp xếp các yếu tố có trọng lượng không đồng đều giữa hai phần trong thiết kế. Màu sắc, giá trị, kích thước, hình dạng và kết cấu có thể được sử dụng như các yếu tố để tạo sự cân bằng. Bố cục cân bằng bất đối xứng mang đến sự động lực và thú vị, gợi lên cảm giác hiện đại, năng động, và sức sống. Nó tạo ra sự đa dạng hơn về hình ảnh và tạo điểm nhấn đặc biệt trong thiết kế.
Bố cục tương phản
Bố cục tương phản là một phong cách sử dụng màu sắc và hình ảnh đối lập nhau trong cùng một thiết kế. Sự tương phản được tạo ra thông qua sự đối lập trong các yếu tố như màu sắc, kiểu chữ, kích thước chữ và các yếu tố khác. Sự tương phản này thu hút ánh nhìn của người xem vào bên trong tác phẩm và dẫn dắt ánh nhìn di chuyển xung quanh tác phẩm.
Bố cục tương phản thường được sử dụng khi muốn thể hiện mối quan hệ, trạng thái trước và sau, các khía cạnh đối lập hoặc sự hồi tưởng. Phong cách bố cục tương phản thường xuất hiện trong các bộ phim, thiết kế chiến tranh, và sự không nhất quán.
Bố cục là một phần quan trọng để tạo nên thành công trong một thiết kế. Hy vọng những chia sẻ trên về bố cục thiết kế mà Blitz mang lại sẽ giúp các bạn hiểu và áp dụng đúng cách giúp các thiết kế trở nên tuyệt vời hơn.