SEO Onpage là bước quan trọng trong bất kỳ dự án SEO nào. Google hiện nay cũng tập trung mạnh hơn vào nội dung và các yếu tố SEO Onpage. Vậy đâu là các checklist quan trọng nhất của SEO Onpage. Cùng Blitz tìm hiểu ngay sao đây.
1. SEO Onpage là gì?
1.1. Khái niệm
SEO Onpage là quá trình tối ưu hóa hiển thị trên website của bạn bao gồm các trang con nằm trong website nhằm mục đích giúp website có xếp hạng cao trên top tìm kiếm. Từ đó website có cơ hội tiếp cận người dùng, cơ hội tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng.
SEO Onpage là cách khá đơn giản nhưng đem lại kết quả thiết thực, bạn cũng có thể kiểm soát 100% kết quả.
1.2. Tại sao phải tối ưu hóa SEO Onpage
- Đối với người dùng:
Mục đích tối ưu hóa SEO Onpage để thân thiện với người dùng, giúp bạn kiểm soát nội dung và tối ưu hóa bài viết. Từ đó Google sẽ đánh giá chất lượng website, tăng tỷ lệ chuyển đổi, tiếp cận với lượng lớn người dùng.
- Đối với website:
Tối ưu hóa SEO Onpage hiệu quả giúp cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm để Bot Google dễ dàng thu thập thông tin nhanh chóng. Tuy nhiên để đạt được hiệu suất tốt nhất, bạn cần áp dụng các kỹ thuật SEO Onpage kết hợp với một số phương pháp SEO Offpage.
1.3. Đối tượng nào nên thực hiện SEO Onpage
SEO Onpage phù hợp với bất kỳ ai muốn cải thiện thứ hạng website. Cho dù bạn là một Agency, startup, blogger hay một sản phẩm, dịch vụ nào đó,.. Bạn cũng phải cần đến SEO Onpage.
1.4. Nên thực hiện SEO Onpage trong thời điểm nào?
Xây dựng SEO Onpage là hoàn toàn miễn phí. Bạn nên thiết lập kỹ thuật này ngay khi vừa xây dựng trang web với các yếu tố như cấu trúc website, Https, sitemap,…
Bạn nên lên kế hoạch viết content audit, tốc độ tải trang,… Và bạn phải liên tục duy trì dù cho website của bạn đang ở vị trí đầu tiên.
2. Các yếu tố tối ưu hóa SEO Onpage
2.1. Tiêu chuẩn SEO Onpage được google ưu tiên
Từ khóa (Keyword)
Từ khóa ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bài viết của bạn. Vì vậy hãy nghiên cứu lựa chọn từ khóa hợp lý, phù hợp Intent người dùng. Đối với việc phân bổ từ khóa, cần chú ý:
Keyword Density (Mật độ từ khóa): Keyword Density tốt nhất nên khoảng 1,5% phần trăm với sự kết hợp của các từ khóa LSI. Hãy Sử dụng từ khóa chính của bạn một lần trong đoạn đầu tiên và một lần nữa trong đoạn cuối cùng.
Keyword Frequency (Tần số xuất hiện từ khóa): Tần số xuất hiện từ khóa phải xuất hiện hợp lý, thường khoảng 10% trên tổng số chữ trong bài viết. Một bài viết chứa 10 từ khóa chính, google sẽ tin tưởng và đánh giá bài hơn so với bài viết chỉ chứa một từ khóa.
Thẻ tiêu đề (Meta Title tag)
Title tag chính là tiêu đề bài viết của bạn và sẽ xuất hiện trên kết quả tìm kiếm. Nếu Title đủ hấp dẫn, đúng intent người dùng, chắc chắn họ sẽ click vào bài viết. Tối ưu Title sẽ giúp công cụ crawl dữ liệu nhanh chóng, hiểu rõ nội dung bài viết.
Lưu ý khi thực hiện tối ưu Title:
- Mỗi Title nên cách nhau bằng | hoặc –
- Phải chứa những từ khóa cần SEO Onpage
- Không được giống chính xác 100% từ khóa đã có trong URL
- Từ khóa SEO ở đầu Title giúp tăng tỉ lệ CTR & thứ hạng.
- Title không nên giống với các heading
- Khi thực hiện SEO Onpage cho homepage (trang chủ). Title cần chứa tên thương hiệu và thể hiện được nội dung của toàn website. Đối với website thương mại điện tử, title của bạn cũng cần bao hàm các nội dung để google hiểu và crawl thu thập được dữ liệu.
Thẻ mô tả (Meta Description tag)
Meta Tag là phần mô tả trước khi bắt đầu vào nội dung bài viết. Nếu bạn nghĩ Meta Tag không ảnh hưởng đến yếu tố xếp hạng thì đó là một thiếu sót. Một Meta Tag hấp dẫn, hiệu quả sẽ giúp người dùng tìm đến website.
Meta Tag cần phải thân thiện với người dùng, liên quan nội dung để dẫn dắt người đọc đến bài đăng của bạn. Lưu ý Meta Description cần phải chứa từ khóa chính của bài viết.
Nội dung chủ đề (Content)
Nội dung bài viết bao gồm rất nhiều các yếu tố khác nhau. Bạn có thể tập trung các các điểm chính sau:
Tối ưu về TOC (mục lục): Mục lục tối ưu phải khoa học, rõ ràng, người đọc dễ dàng tìm kiếm.
Tối ưu về độ dài bài viết: Độ dài một bài viết chuẩn SEO nên từ 1300 – 1800 và 2000 – 3000 từ đối với bài viết có tính chuyên sâu.
Tối ưu nội dung: cần thể hiện rõ thông điệp bài viết, mục đích hướng tới người dùng. Nội dung xây dựng cũng cần có hệ thống, content thu hút, mới lạ để tiếp cận nhiều người dùng.
Thẻ Heading
Tối ưu tối ưu Onpage SEO với thẻ Heading 1 cần sự bao quát, tạo sự liên quan, mục đích nội dung hướng tới người dùng.
Khi tối ưu hóa heading 1
- Chứa từ khóa SEO liên quan trọng điểm (quan trọng sau URL và Title).
- Heading 1 bao gồm nội dung bài viết .
- Một bài viết chỉ có một thẻ H1.
- Phải khác với Title và URL và nên là từ khóa LSI khác.
Khi tối ưu hóa heading 2,3
- Ngắn gọn, bao hàm được nội dung bên trong
- Triển khai Sub-Heading nhiều nhất có thể
- Heading chứa từ khóa liên quan
- Heading 2-3 ảnh hưởng khá nhiều đến SEO, các heading phía sau không ảnh hưởng nhiều.
Internal link và Outbound link
Sự kết hợp của cả Internal link và Outbound link sẽ giúp bài viết được tối ưu tốt nhất.
Nhờ Internal link, Google thu thập thông tin nhanh chóng, điều hướng người dùng đến trang web. Chúng cũng giúp các bài viết trên website của bạn liên kết chặt chẽ với nhau.
Outbound link là link liên kết đến các trang web bên ngoài. Giúp Google hiểu rõ về nội dung và tạo sự tin tưởng trên web của bạn.
Tối ưu hình ảnh (Image Optimization)
Hình ảnh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc tối ưu hóa bài viết của bạn. Để Googlebot nhận biết được hình ảnh, bạn cần thêm text vào mỗi hình, các alt có nội dung mô tả đầy đủ và từ khóa SEO nên xuất hiện trong một vài hình ảnh đầu tiên..
Những chú ý khi tối ưu hóa Image Optimization:
- Tên các hình ảnh không dấu, liên kết bởi dấu “-”.
- Các hình ảnh phải tối ưu SEO tags.
- Hình ảnh đầy đủ các thông tin bao gồm (Title, Subtitle, Author, Meta Description …) nên đặt tên hình ảnh trước khi upload.
Cấu trúc URL (URL Structure)
URL là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến SEO Onpage. URL càng ngắn thì khả năng lên top càng cao.
Một URL tốt sẽ có những yếu tố sau:
- Chứa từ khóa SEO chính
- Ngắn gọn, bao hàm toàn bộ ý (URL trong top thường có độ dài trung bình 59 chữ).
- Liên quan đến nội dung bài viết
Tối ưu Readability
Readability là khả năng độc giả có thể thu thập thông tin trên bài viết của bạn, vì vậy bài viết cần được trình bày rõ ràng, dễ đọc. 4 yếu tố ảnh hưởng đến Readability SEO Onpage như:
- Bounce Rate (tỷ lệ thoát)
- Dwell on time (thời gian đọc bài viết)
- Conversion Rate (tỷ lệ chuyển đổi)
- Featured Snippets.
Tốc độ tải trang (Page load time)
Tốc độ tải trang ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng trên website. Bạn có thể sử dụng Google PageSpeed Insights để kiểm tra và làm theo những đề xuất được đưa ra để cải thiện tốc độ web của bạn như:
- Sử dụng phần mềm nén CSS, HTML,… để giảm kích thước file.
- Hình ảnh sắc nét, không bị nhòe, vỡ hình.
- Tối ưu code ( trình bày rõ ràng, không có ký tự thừa, code thừa, chấm phẩy,..).
- Hạn chế tối đa việc chuyển hướng trên web.
- Giảm tối thiểu dung lượng ảnh.
Cấu trúc schema (Schema structure)
Schema là một đoạn code html hoặc code javascript đánh dấu các dữ liệu có cấu trúc ngắn.
Nhờ công cụ tìm kiếm này, các công cụ tìm kiếm có thể đọc, phân tích website, để đánh giá và xếp hạng website của bạn trong top tìm kiếm.
Các yếu tố của Scheme ảnh hưởng đến SEO:
CTR (Click Through Rate – Tỷ lệ nhấp) sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng website. CTR càng cao, chứng tỏ nhiều người dùng truy cập và tin tưởng, thứ hạng website cũng sẽ được cải thiện.
Chứng chỉ bảo mật (SSL Certificate)
Một trang web được bảo mật có thể giúp bạn xếp hạng tốt hơn. Trang web của bạn sẽ bị đánh giá thấp hơn so với đối thủ nếu như không có chứng chỉ SSL.
Một trang web không an toàn cũng có thể có tác động tiêu cực đến các yếu tố khác:
- Tỷ lệ nhấp
- Tỷ lệ thoát
- Bán hàng
- Sự uy tín
Lỗi 404 (Broken link)
Những web có https trong việc bảo mật thông tin người dùng thường sẽ được google ưu tiên đánh giá cao. Vì vậy muốn google đánh giá cao trang web, bạn phải liên tục cập nhật và đảm bảo về thông tin của người dùng.
Thân thiện với thiết bị di động (Mobile Friendly Test)
Người dùng ngày càng quan tâm đến Mobile-friendly, vì vậy đây dần trở thành một yếu tố quan trọng để google đánh giá và xếp hạng website.
Bạn sẽ đảm bảo khả năng hiển thị được tốt nhất khi triển khai AMP (Accelerated Mobile Pages)- tối ưu hóa tốc độ tải trang và Loại bỏ dạng hiển thị form đăng ký.
Kết nối Google Analytic, Google Search Console
2.2. Tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage khác
- Anchor Text
Anchor Text là phần văn bản được gắn link, khi bạn nhấp vào sẽ được chuyển hướng đến một văn bản hoặc một website khác.
Phần văn bản này giúp người đọc hiểu được nội dung của trang liên kết. Vì vậy, Anchor Text cần đảm bảo thể hiện chính xác và đầy đủ nội dung của link liên kết.
Lưu ý khi tối ưu Anchor Text:
- Anchor Text không nên là từ khóa chung như nhấn vào đây, tại đây,.. mà hãy là nội dung liên quan hoặc bao hàm nội dung link liên kết.
- Không lặp lại quá nhiều Anchor Text mà bài viết cần có nhiều Anchor Text khác nhau.
- Video
Video ngày trở thành một xu hướng mới, người dùng ngày càng ưu tiên xem các video thay vì dành thời gian để đọc. Vì thế bạn nên tối ưu hóa bằng cách thêm các video từ kênh của bạn hoặc các video phù hợp với nội dung bạn chia sẻ.
- Comment
Comment trên website cũng là yếu tố đánh giá SEO Onpage của bạn có hiệu quả không. Việc tối ưu hóa yếu tố comment giúp website của bạn:
Tăng tương tác: doanh nghiệp sẽ giải đáp các thắc mắc của khách hàng.
Tạo độ uy tín, chuyên nghiệp: các comment minh bạch từ khách hàng luôn là yếu tố quan trọng đánh giá độ uy tín của website.
Giữ chân khách hàng: Khách hàng sẽ dành thời gian đọc comment để tìm kiếm một thắc mắc nào đó
- Favicon
Favicon là một biểu tượng, logo website thường xuất bên trái của một tap để nhận diện được thương hiệu. Nếu không có Favicon sẽ mất đi dấu ấn, giảm sự nhận diện thương hiệu của người dùng.
- Social Share
Social Share cũng là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng bài viết chất lượng hay không. Theo nghiên cứu Google ảnh hưởng mạnh nhất đến thứ hạng tìm kiếm, sau đó là Facebook.
III. Các tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage nâng cao 2023
- Tối ưu hóa content
Content không đơn thuần chỉ viết những gì đã có, mà bạn cần mang đến cho người dùng nội dung uy tín, chất lượng, mới mẻ, không trùng lặp, phù hợp với những tìm kiếm của người dùng.
Bạn cần phải nghiên cứu, đọc nhiều tài liệu liên quan, giúp bài viết có độ unique cao và độc đáo hơn các đối thủ, từ đó người dùng sẽ tìm đến bài viết của bạn và đánh giá cao nội dung đó.
Xác định đúng intent người dùng là bước quan trọng để xem bài viết của bạn có kéo về nhiều lượt traffic hay không, từ đó xác định content phù hợp.
Ví dụ từ khóa cần triển khai là áo dài, bạn search cụm từ đó, kết quả trả về đa phần là “hình ảnh áo dài”, qua đó phần lớn có thể xác định ý định của người dùng là hình ảnh hoặc các sản phẩm áo dài. từ đó bạn sẽ tập trung phần lớn vào hình ảnh để tối ưu hóa intent người dùng.
- Feature Snippet
Feature Snippet sẽ thu hút độc giả ngay từ trang đầu tìm kiếm với yếu tố chính như:
Bộ từ khóa uy tín:
Vị trí xếp hạng trên trang web còn phụ thuộc vào mức độ tin tưởng từ bộ từ khóa mà Google dành cho trang web đó. Thông thường, vị trí của Feature Snippet sẽ xuất hiện ở những trang web đứng đầu top.
Độ chính xác của thông tin:
Thông tin trên website sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vị trí Featured Snippet. Google sẽ xem xét các thông tin của bạn so với những trang web lớn trên thế giới để phân tích thông tin đó có đúng và chính xác không.
Bạn cần cho google hiểu rằng thông tin đó google nên lấy đoạn văn đó. Và bạn có thể thực hiện điều đó qua Readability với sự hỗ trợ của Yoast SEO. Nếu bạn đã cài đặt Yoast SEO, bạn chỉ cần bật Readability lên và làm theo hướng dẫn đển các yếu tố đạt từ cam đến xanh. Bạn cũng có thể sử dụng thêm các tính năng như Blockquotes, Table, Bullet, Point, video, hình ảnh sống động để tăng tương tác người dùng.
- Internal link và Outbound link
Internal Link và Outbound Link là hai yếu tố quan trọng để tối ưu hóa website để có được tỷ lệ chuyển đổi tốt nhất. Internal Link sẽ tạo nên tính liên kết các bài viết trên web của bạn. Outbound Link sẽ tạo link liên kết của bạn đến các website uy tín khác. Vì vậy các đường link của bạn phải uy tín và phù hợp với nội dung bài viết.
- Tối ưu hóa CTR (Schema Markup)
CTR (Click-Through Rate) là tỷ lệ nhấp chuột, là tỷ lệ giữa số lần nhấp vào quảng cáo trên tổng số lần hiển thị quảng cáo đó. Tỉ lệ nhấp chuột càng cao chứng tỏ trang web của bạn có được lòng tin của khách hàng.
Tối ưu hóa CTR đòi hỏi các yếu tố đánh giá bài viết phải đạt tiêu chuẩn như title, Meta Description, heading,…
4. Những công cụ hỗ trợ SEO Onpage
4.1. SEOQuake
SEOQuake là công cụ miễn phí giúp kiểm tra các yếu tố SEO Onpage để phù hợp yêu cầu đánh giá của các công cụ tìm kiếm với các lỗi quan trọng như URL, Title, Meta Description, Meta keywords, Headings, Hình ảnh, Favicon, Sitemap,…
Bạn có thể thêm SEOQuake vào tiện ích của Chrome, Firefox,… để dễ dàng sử dụng.
4.2. Website Auditor
Website Auditor giúp website tăng thứ hạng tìm kiếm trong việc tối ưu hóa cả hai phương diện on-site (tên miền) và on-page (nội dung).
Tại Website Auditor, bạn có thể:
- Phân tích cấu trúc website
- Kiểm tra nhiều dạng trang web
- Hỗ trợ giảm thiểu vấn đề tải trang
- Cảnh báo khi phát hiện link hỏng
- Kiểm soát nhiều yếu tố trên trang web như title, đường dẫn, tên miền,…
4.3. Screaming Frog
Screaming Frog là một ứng dụng quét trang web mạnh mẽ, hỗ trợ kiểm tra cấu trúc trang web, URL, thẻ tiêu đề và các yếu tố Onpage khác. Được trang bị với Screaming Frog, bạn có khả năng phát hiện và khắc phục lỗi trang web một cách nhanh chóng.
4.4. Yoast SEO
Yoast SEO được tích hợp ngay trên wordpress hỗ trợ đắc lực dù bạn đang là một chuyên viên SEO hay một trang blog cá nhân.
Công cụ này hoàn toàn miễn phí và không có để sử dụng tối tối ưu hóa các yếu tố SEO Onpage cơ bản và đầy đủ. Tuy nhiên nâng cấp Yoast SEO Premium để sử dụng các tính năng hiệu quả nhất.
4.5. Schema
Đây là một tiện ích hỗ trợ trong việc tạo dữ liệu cấu trúc cho trang web của bạn. Bằng cách triển khai cấu trúc dữ liệu (Schema) đúng đắn, bạn có thể cung cấp thông tin chi tiết về nội dung trang web cho các công cụ tìm kiếm, giúp nâng cao khả năng hiển thị và hiệu suất của SEO.
4.6. Surfer SEO
Surfer SEO là một trong những công cụ tối ưu hóa SEO hàng đầu, phần mềm không chỉ phân tích trang web mà còn cung cấp các gợi ý tối ưu để nâng cấp thứ hạng website bao gồm chất lượng nội dung, mật độ từ khóa và độ liên kết trang web.
4.7. SEMRush
Onpage SEO Checker của Semrush trở thành một công cụ hỗ trợ SEO Onpage được các SEOer lựa chọn giúp phát hiện các điểm yếu trên trang web, phân tích và so sánh website của bạn với top 10 đối thủ. Từ đó đưa ra các đề xuất giúp cải thiện các yếu tố tối ưu hóa website của bạn.
5. Các câu hỏi liên quan
Seo onpage như thế nào là tốt?
Seo onpage vô cùng quan trọng để đánh giá nội dung của bạn gửi đến cho người đọc. Google ngày càng cải thiện để đánh giá, chọn lọc nội dung để xứng đáng trọng vị trí top đầu. Google sẽ đánh giá bài viết qua điểm số SEO Onpage, các phương thức truyền thông (shares, likes, tweets, follows, …). và các yếu tố khác như backlinks, domain,… cùng nhiều yếu tố Off-page khác.
Những lỗi nào thường mắc phải khi SEO Onpage
Có khá nhiều lỗi ảnh hưởng đến quá trình SEO Onpage, nhưng chú ý các lỗi thường gặp phải sao đây:
Tối ưu cấu trúc website: trang web của bạn phải thân thiện người dùng, trình bày rõ ràng. Nếu trang web của bạn tối ưu hóa bước này thì các bước sau sẽ thực hiện dễ dàng hơn.
Thẻ title sẽ cho biết nội dung bạn thể hiện là gì. Vì vậy tiêu đề được tối ưu hóa sẽ thu hút người dùng click vào bài viết.
Thẻ description trang web của bạn phải thân thiện người dùng, description sẽ thu hút người đọc và phải chứa từ khóa chính.
URL trong bài viết phải đảm bảo yếu tố sau:
- URL vừa phải, không quá ngắn cũng không quá dài
- URL phải chứa từ khóa chính
Trùng lặp nội dung: Google sẽ đánh giá trang web thông qua nội dung, nếu nội dung kém chất lượng, trùng lặp nội dung, dẫn đến trang web không thể lên top.
Tốc độ load trang: ảnh hưởng khá nhiều đến thứ hạng trang web, tốc độ load trang kém dẫn đến lượng traffic sẽ thấp.
Giao diện mobile: giao diện website trên di động là yếu tố quan trọng trong SEO Onpage với đối tượng người dùng vô cùng lớn. Vì vậy đây là yếu tố mà bạn cần tối ưu hóa.
Kết luận
Triển khai SEO Onpage là việc quan trọng trong bất kỳ dự án SEO website nào. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình SEO Onpage, đừng lo lắng, BLITZ CREATIVES luôn tận tâm và nỗ lực giúp website của bạn tăng trưởng bền vững.